Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng Địa lí 12

VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng:

a. Vị trí địa lý:

  • Gồm 10 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
  • Giáp Trung du - miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.

→ Ý nghĩa:

  • Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo động lực phát triển vùng và các vùng khác.
  • Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.
  • Gần các vùng giàu tài nguyên.
  • Phát triển kinh tế biển.

b. Tài nguyên thiên nhiên:

  • Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng.
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.
  • Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
  • Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)
  • Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

c. Điều kiện kinh tế - xã hội:

  • Dân cư đông nên có lợi thế:
    • Nguồn lao động dồi dào. Có kinh nghiệm và trình độ.
    • Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
  • Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.
  • Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…)
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…
  • Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống…với 2 trung tâm kinh tế - xã hội là Hà Nội và Hải Phòng.

 2. Hạn chế:

  • Dân số đông, mật độ dân số cao: 1.225 ng/km2 – cao gấp 4,8 lần mật độ dân số trung bình cả nước (năm 2006) gây sức ép về nhiều mặt, nhất là giải quyết việc làm.
  • Thời tiết thất thường và thường có thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán…
  • Sự suy thoái một số loại tài nguyên, thiếu nguyên liệu phát triển công nghiệp.
  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.

3/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

{-- Nội dung phần 3: chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tài liệu Ôn tập chủ đề. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

NHẬN BIẾT

Câu 1. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Vĩnh Phúc.                      B. Bắc Giang      C. Hưng Yên.                 D.Ninh Bình

Câu 2. Trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Hải Dương.                     B. Hải Phòng.     C. Nam Định.                 D. Việt Trì.

Câu 3.  Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là

A. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II III

B. tăng tỉ trọng khu vực I II, giảm tỉ trọng khu vựcIII

C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III

D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Câu 4. Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với

A. Biển Đông.                                                                                               B. Bắc Campuchia

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                                                     D. Đông Nam Lào

Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng ?

A. Giáp với Thượng Lào.

B. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông ).

C. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

D. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

THÔNG HIỂU

{-- Nội dung câu hỏi mục thông hiểu của tài liệu Ôn tập chủ đề. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

VẬN DỤNG THẤP

Câu 1. Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

A. khí hậu có mùa đông lạnh.

B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. khoáng sản  nghèo nàn.

D. Dân số đông, mật độ dân số cao.

Câu 2. Vấn đề quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Hồng cần giải quyết là

A. thiên tai khắc nghiệt.                     B. đất nông nghiệp khan hiếm.

C. dân số đông.                                   D. tài nguyên không nhiều.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?

A. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão,lụt.

B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm.

C. Mật độ dân số nhỏ hơn nhiều lần so với cả nước.

D. Thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp.

Câu 4. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?

A. Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.

B. Là vùng chịu tác động của nhiều thiên tai nhiệt đới.

C. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp.

D. Một số tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp.

Câu 5. Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng là

A. có mật độ dân số cao.

B. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

C. thiếu nguyên liệu tại chỗ.

D. cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến.

VẬN DỤNG CAO

{-- Nội dung câu hỏi mục vận dụng cao của tài liệu Ôn tập chủ đề. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng Địa lí 12Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?