Lý thuyết và bài tập ôn tập môn Hóa học 10 Trường THPT Hàn Thuyên

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP  ÔN TẬP HÓA 10 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

 

A. LÝ THUYẾT:

1.Tính chất hóa học và phương pháp điều chế  các nguyên tố nhóm halogen, các hiđro halogenua, nước javen , clorua vôi.

* So sánh  sự biến đổi:

+ tính oxihóa của các nguyên tố trong nhóm Halogen 

+ tính axit của các axit tương ứng.

2.Tính chất hóa học và phương pháp điều chế O2 ,O3 , H2S, S, SO2 ,H2SO4.

* So sánh sự biến đổi về tính oxi hóa và tính khử của các hợp chất của lưu huỳnh.

3.Tính chất vật lí  O2 , O3, H2S, S, SO2 ,H2SO4

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc đô phản ứng.

5. Phương pháp nhận biết  : Axit ( H+) , bazơ (OH-) , các ion Clorua ( Cl-), Bromua (Br-) , Iotua (I-) , sunfat  SO42- , sunfit  (SO32-), và các khí O2, O3 , Cl2, HCl, H2S, SO2

6. Tiếp tục rèn kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hóa khử.

B. BÀI TẬP :

 Các bài tập trong sách giáo khoa và sách BT và  Một số dạng bài tập khác :

1. Viết các phương trình phản ứng chứng minh :

a) Từ F2 đến I2  tính oxi hóa giảm dần ,.

b) SO2 có tính khử , tính oxi hóa và tính oxit axit. H2S có tính khử mạnh và tính axit (yếu).

c) H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh và tính háo nước .

d) HCl có tính axit, HCl đặc có tính khử.

2. Lưu huỳnh tác dụng được với các chất nào trong số các chất sau: O2, Cl2, Fe, CuO, HCl, H2O, H2SO4 đặc, CO2, H2S, NaOH. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

3. Cho các chất Cu, ZnO, Fe, Na2SO3, C12H22O11, dung dịch NaOH, giấy quỳ tím,    

a) Dung dịch H2SO  loãng thể hiện tính axit khi tác dụng với những chất nào? Viết phương trình.

b) Dung dịch H2SO  đặc  thể hiện tính oxi hóa và háo nước khi tác dụng với những chất nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra.

4. Hoàn thành dãy biến hóa :

a) FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3

b) MnO2 → Cl2 → HCl → NaCl → AgCl

c) S → SO2 → H2SO4 → FeSO4 → Fe(OH)2

d) KMnO4 → Cl2 → NaCl → Cl2 → FeCl3 → Fe(NO3)3

5. Nhận biết :

*Cac dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học :

a) HNO3, Na2SO4, HCl, NaNO3, NaOH.                   

b) NaBr, NaCl, NaF, NaI.

c) NaCl, NaNO3, Na2SO4, H2SO4,NaOH

* Các khí sau:          

a) O2, SO2, CO2.         

b) H2S, SO2,  O2 ,CO2.

C.  MỘT SỐ BÀI TOÁN THAM KHẢO :

 1.Cho 30,36 g hỗn hợp Na2CO3 và CaCO3 tác dụng với dd HCl  2M (dư ) thu được 6,72 lít khí (đktc) và dd A.

a) Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

b) Tính thể tích dd HCl đ dng biết dư 20% so với lượng cần dùng.

2. Cho 7,8g hỗn hợp 2 kim loại là Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96l khí (đktc).

a.    Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

b.   Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M đã tham gia các phản ứng.

3. Hòa tan hoàn toàn 2,98g hỗn hợp gồm Zn và Fe trong 100ml dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí H2 (đktc).

a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng

 4. Cho hỗn hợp  FeS và Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,464 lit hỗn hợp khí ở đktc. Dẫn hỗn hợp khí này qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư) sinh ra 23,9g kết tủa đen.

a.    Hỗn hợp khí thu được gồm những chất nào? Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp.

b.   Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp rắn ban đầu.                                                       

5 .Cho 12,8 g Cu vào dd H2SO4 đặc nóng dư .Dẫn toàn bộ khí SO2 sinh ra vào 125 ml dung dịch NaOH 25% 

(D= 1,28g/ml) .Muối nào được tạo thành ?                                        

6.Cho 21,1 g hỗn hợp gồm Zn và ZnO vào 500ml dd H2SO4 loãng (vừa đủ) thấy thoát ra 4,48 l khi1 H2 (đkc)

a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

b. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 đã dùng.

7. Hòa tan hoàn toàn 28 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu , Ag vào dung dịch H2SO4 đặc nóng(vừa đủ) thu được 4,48 lít khí SO2 (đkc) duy nhất và dung dịch (A)

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại

b. Dẫn toàn bộ SO2 sinh ra vào bình chứa 300 ml dung dịch KOH 1M.Tính khối lượng muối tạo thành.

8. Hòa tan 11,5g hỗn hợp Cu, Al, Mg vào dung dịch HCl dư thì thu được 5,6lít khí (đkc) và phần không tan. Cho phần không tan vào H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 2,24lít khí (đkc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.  

9.  Cho 17,6g hỗn hợp gồm Fe và kim loại R (hóa trị II) vào dd H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48l khí (đktc) phần không tan cho vào dd H2SO4 đặc nóng thì giải phóng ra 2,24l khí (đktc). Tìm Kim loại R .

10. Hấp thụ hoàn toàn 12,8 g SO2 vào 250 ml dd NaOH 1M

a) Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.

b)  Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

11.Cho 14,4 g hỗn hợp gồm Cu và CuO vào  dd H2SO4 đ (vừa đủ) thấy thoát ra 2,24 l khi1 SO2 ( sản phẩm khử duy nhất đktc) và ddX

a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

b. Tính khối lượng các muối trong dd X.

12. Nung 18,6 gam hổn hợp Fe,Zn trong  S dư không có oxi được chất rắn X. Cho toàn bộ X qua dd HCl dư được 6,72 lít khí (đktc) tính % khối lượng các chất trong hổn hợp ban đầu.?

D. MỘT SỐ BT TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO:

Câu 1: Đặc điểm chung của các nguyên tố halogen là:

A. Ở điều kiện thường là chất khí                              B. có tính oxi hóa mạnh

C. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử                    D. tác dụng mạnh với nước

Câu 2: Trong phản ứng: Cl2 + H2O → HCl  + HClO thì :

A. clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóa                            B. clo chỉ đóng vai trò chất khử

C. clo vừa l chất oxi hóa, vừa l chất khử                     D. nước đóng vai trò chất khử

Câu 3: Phản ứng được dùng điều chế clo trong phòng thí nghiệm là:

A. 2NaCl →  2Na + Cl2                          

B. 2NaCl + 2H2O → H2 + 2NaOH + Cl2

C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

D. 2F2 + 2 NaCl → 2 NaF + Cl2

Câu 4: Phản ứng chứng tỏ HCl có tính khử là:

A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O

B. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O

C. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O             

D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

Câu 5: Phản ứng dùng để điều chế khí hidro clorua trong phòng thí nghiệm là:

A. H2 + Cl2 → 2HCl                                

B. Cl2 + H2O → HCl + HClO

C. Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4   

D. NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + HCl

Câu 6: Axit hipoclorơ có công thức: 

A. HClO3               B. HClO               C. HClO4                    D. HClO2

Câu 7: Dung dịch axit không thể chứa trong bình thủy tinh là:

A. HCl                        B. H2SO4                     C. HNO3                     D. HF

Câu 8: Clo có tính oxihóa mạnh hơn brom, phản ứng chứng minh điều đó là:

A. Cl2 + 2NaBr → Br2 + 2NaCl                                

B. Br2 + 2NaCl → Cl2 + 2NaBr

C. F2 + 2NaBr → Br2 + 2NaF                                    

D. I2 + 2NaBr → Br2 + 2NaI

Câu 9: Phản ứng không xảy ra là:

A. dd NaF + dd AgNO3             

B. dd NaCl + dd AgNO3          

C. dd NaBr + dd AgNO3      

D. dd NaI + dd AgNO3

Câu 10: Dãy xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit của các dung dịch hidro halogenua là:

A. HI>HBr>HCl>HF

B. HF>HCl>HBr>HI  

C. HCl>HBr>HI>HF            

D. HCl>HBr>HF>HI

Câu 11: Sự thăng hoa là:

A. sự bay hơi của chất rắn                      B. sự bay hơi của chất lỏng

C. sự bay hơi của chất khí                      D.một chất chuyển thẳng từ trạng thái rắn sang hơi

Câu 12: Để phân biệt khí O2 và O3 có thể dùng:

A.dung dịch KI                     

B. Hồ tinh bột          

C. dung dịch KI có hồ tinh bột             

D. dung dịch NaOH

Câu 13: Trong phản ứng : SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O:

A. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hidro bị khử              

B. lưu huỳnh bị khử và không có chất nào bị oxi hóa

C. lưu huỳnh bị khử và hidro bị oxi hóa                 

D. lưu huỳnh trong SO2 bị khử, trong H2S bị oxi hóa

Câu 14: Chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là:

A. H2SO4                    B. H2S             C. SO2                             D. SO3                                

Câu 15: Trong các phản ứng sau, phản ứng mà SO2 đóng vai trò chất khử là:                                   

A. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O                         B. SO2 + 2H2S  → 3S + 2H2O

C. SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr                     D. Cả A, B đều đúng

Câu 16: Khí CO2 có lẫn tạp chất là SO2. Để loại bỏ tạp chất cần sục hỗn hợp và dung dịch:

A. dd Br2 dư               B. dd Ba(OH)2 dư                  C. dd Ca(OH)2 dư      D. dd NaOH dư

Câu 17: Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 5 lít dung dịch H2SO4 2M là:

A. 2,5 mol                   B. 5,0 mol                   C. 10 mol                    D. 20 mol

Câu 18: Cho các chất: S, SO2, H2S, H2SO4 . Trong số 4 chất đã cho, số chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:                        A. 1                 B.2                  C. 3                        D. 4

Câu 19: Câu đúng là:

A. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại                        

B. Phản ứng của oxi với Au là quá trình oxi hóa chậm

C. Trong các phản ứng có oxi tham gia thì oxi luôn đóng vai trò chất oxi hóa

D. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim

Câu 20: Sau khi tiến hành thí nghiệm thường có khí thải gây độc hại cho sức khỏe: Cl2,  H2S,  SO2,  HCl   có thể khử ngay các khí thải đó bằng cách nào sau đây là tốt nhất ?

A: Nút bông tẩm nước vôi trong hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước vôi.

B: Nút bông tẩm nước trong hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước.

C: Nút bông tẩm giấm ăn trong hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng giấm ăn.

D: Nút bông tẩm nước muối hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước muối.

Câu 21: Câu diễn tả không đúng về tính chất hóa học của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh:

 A.Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử              

 B.Hidro sunfua vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa

 C. Lưu huỳnh đioxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử              

 D.Axit sunfuric chỉ có tính oxi hóa

Câu 22: Câu sai khi nhận xét về H2S :

A. là khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí    

B. Tan ít trong nước

C. Chất rất độc                                                                                   

D. Làm xanh quỳ tím ẩm

Câu 23: Thành phần của  Oleum gồm :

A. SO3 và H­2O                       

B. SO3 và H2SO4 đặc                

C. SO3 và H2SO4 loãng                      

D. SO2 và H2SO4 đặc

Câu 24: Có 2 lọ mất nhãn đựng HCl và H2SO4. Nhận biết H2SO4 bằng:

A. Quỳ tím                  B. Na2CO3                  C. BaCl2                      D. dung dịch NaOH             

Câu 25: Nhóm chỉ gồm các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là:

A. Cu, Al                    B. Cu, Fe                     C. Al, Fe                     D. Cu,Zn

Câu 26: Muốn pha loãng dung dịch axit H2SO4 đặc cần:

A. rót từ  từ  nước và dung dịch axit đặc                  B. rót nước thật nhanh vào dung dịch axit đặc

C. rót từ  từ dung dịch axit đặc và nước                     D. rót nhanh dung dịch axit vào nước

Câu 27: Dãy kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng là:

A. Cu, Zn, Na             B. Ag, Ba, Fe, Cu                   C. K, Mg, Al, Fe, Zn              D. Au, Pt, Al

Câu 28: Để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm :

A. Cho lưu huỳnh cháy trong không khí                   

B. Đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí

C. Cho dung dịch Na2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc 

D. Cho Na2SO3 tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc nóng

Câu 29: Khi cho cùng 1 lượng kẽm và cốc đựng dung dịch HCl, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng kẽm ở dạng:  

A. viên nhỏ                            B. bột mịn, khuấy đều                         C. tấm mỏng                D. thỏi lớn

Câu 30: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ?

A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.                 

B. Khử trùng nước ăn, khử mùi.

C. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả tươi.                             

D. Dùng để thở cho các bệnh nhân về đường hô hấp

....

Trên đây là phần trích dẫn Lý thuyết và bài tập ôn tập môn Hóa học 10 Trường THPT Hàn Thuyên để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?