BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG CẤU TRÚC TẾ BÀO SINH HỌC 10 NÂNG CAO
Câu 1. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là
A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân B. thành tế bào, tế bào chất, nhân
C. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân D. màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân
Câu 2. Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng
A. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ
B. có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn
C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện
D. tiêu tốn ít thức ăn
Câu 3. Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn
1. có kích thước bé
2. sống kí sinh và gây bệnh
3. cơ thể chỉ có 1 tế bào
4. có nhân chính thức
5. sinh sản rất nhanh
Câu trả lời đúng là
A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 5 D. 1, 2, 4, 5
Câu 4. Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của
A. thành tế bào B. màng C. vùng tế bào D. vùng nhân
Câu 5. Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ
A. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy
B. màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân
C. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất
D. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi
Câu 6. Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ
A. màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân
B. vùng nhân, tế bào chất, roi, lông
C. vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông
D. vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi
Câu 7. Chất tế bào của vi khuẩn không có
A. tương bào và các bào quan có màng bao bọc
B. các bào quan không có màng bao bọc, tương bào
C. hệ thống nội màng, tương bào, bào quan có màng bao bọc
D. hệ thống nội màng, khung tế bào, bào quan có màng bao bọc
Câu 8. Plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì
A. chiếm tỷ lệ rất ít B. thiếu nó tế bào vẫn phát triển bình thường
C. số lượng Nuclêôtit rất ít D. nó có dạng kép vòng
Câu 9. Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử
A. ADN dạng vòng B. mARN dạng vòng
C. tARN dạng vòng D. rARN dạng vòng
Câu 10. Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu
A. đỏ B. xanh C. tím D. vàng
Câu 11. Thành tế bào vi khuẩn có vai trò
A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào
C. liên lạc với các tế bào lân cận
D. Cố định hình dạng của tế bào
Câu 12. Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó
A. dễ di chuyển B. dễ thực hiện trao đổi chất
C. ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt D. không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh
Câu 13. Trong tế bào sống có
1. các ribôxôm 2. tổng hợp ATP 3. màng tế bào
4. màng nhân 5. các itron 6. ADN polymerase
7. sự quang hợp 8. ti thể
a) Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật nhân chuẩn là
A. các phân tử axit nucleic B. nuclêopotêin
C. hệ gen D. các phân tử axit đêôxiribônuclêic
b) Những thành phần có thể có trong cả tế bào sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ là
A. 1, 2, 3, 6, 7 B. 1, 2, 3, 5, 7, 8 C. 1, 2, 3, 4, 7 D. 1, 3, 5, 6
Câu 14. Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là
A. nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào
B. bảo vệ nhân
C. nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường
D. nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
Câu 15. Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì
A. các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng
B. được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau
C. phải bao bọc xung quanh tế bào
D. gắn kết chặt chẽ với khung tế bào
Câu 16. Các loại màng ở các cấu trúc khác nhau của một tế bào nhân chuẩn khác nhau ở chỗ
A. phốtpho lipít chi có ở một số loại màng
B. chỉ có một số màng được cấu tạo từ phân tử lưỡng cực
C. mỗi loại màng có những phân tử prôtêin đặc trưng
D. chỉ có một số màng có tính bán thấm
Câu 17. Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" là nhờ
A. màng sinh chất có "dấu chuẩn"
B. màng sinh chất có prôtêin thụ thể
C. màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường
D. cả A, B và C
Câu 18. Những thành phần không có ở tế bào động vật là
A. không bào, diệp lục B. màng xenlulözo, không bào
C. màng xenlulôzo, diệp lục D. diệp lục, không bào
Câu 19. Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là
A. chứa đựng thông tin di truyền
B. tổng hợp nên ribôxôm
C. trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
D. cả A và C
Câu 20. Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?
A. Có cấu trúc màng kép
B. Có nhân con
C. chứa vật chất di truyền
D. có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất
Câu 21. Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào
A. hồng cầu B. cơ tim C. biểu bì D. xương
Câu 22. Bào quan chỉ có ở tế bào động vật không có ở tế bào thực vật là
A. ti thể B. lưới nội chất C. bộ máy gongi D. trung thể
Câu 23. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là
A. ti thể B. trung thể C. lục lạp D. lưới nội chất hạt
Câu 24. Lưới nội chất trơn có nhiệm vụ
A. tổng hợp prôtêin
B. chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với cơ thể
C. cung cấp năng lượng
D. cả A, B và C
Câu 25. Ở người, loại tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là
A. hồng cầu B. biểu bì da C. bạch cầu D. cơ
Đáp án từ câu 1-25 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập Chương Cấu trúc tế bào Sinh học 10
1. D | 2. B | 3. C | 4. A | 5. B | 6. C | 7. D | 8. B | 9. A | 10. C |
11. D | 12. C | 13. A | 14. D | 15. A | 16. C | 17. A | 18. C | 19. D | 20. C |
21. B | 22. D | 23. C | 24. B | 25. C |
|
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đáp án D
- Đi từ ngoài vào trong, tế bào vi khuẩn gồm các thành phần sau lông và roi → màng nhầy (lớp vỏ) thành tế bào (vách tế bào) → màng sinh chất → tế bào chất → vùng nhân
- 3 thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào và vùng nhân
Câu 2. Đáp án B
Với tế bào nhân sơ: kích thước nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân thực). Kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh, quá trình khuyếch tán các chất diễn ra nhanh. Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh
Câu 3. Đáp án C
Câu 4. Đáp án A
Dựa vào thành phần cấu tạo của thành tế bào vi khuẩn được chia làm 2 nhóm:
- VK Gram dương: có màu tím (nhuộm Gram), thành dày
- VK Gram âm: có màu đỏ (nhuộm Gram), thành mỏng
Câu 5. Đáp án B
Câu 6. Đáp án C
Các thành phần như lông, roi, thành tế bào, vỏ nhầy không quan trọng với cấu trúc của tế bào sinh vật nhân sơ
Câu 7. Đáp án D
Câu 8. Đáp án B
Tế bào sinh vật nhân sơ còn chứa những cấu trúc ADN ngoài ADN của vùng nhân là plasmid, nó cũng có dạng vòng nhưng nhỏ hơn ADN vùng nhân. Trên các plasmid thường chứa các gene có chức năng bổ sung, ví dụ gen kháng kháng sinh. Thiếu plasmit, tế bào vẫn phát triển bình thường
Câu 9. Đáp án A
Tế bào nhân sơ mang ADN dạng vòng
Câu 10. Đáp án C
Câu 11. Đáp án D
- Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn)
- Chức năng: Thành của vi khuẩn như một cái khung bên ngoài có tác dụng giữ hình dáng nhất định của tế bào vi khuẩn, bảo vệ cơ thể vi khuẩn chống lại áp suất thẩm thấu nội bào lớn
Câu 12. Đáp án C
Vỏ xuất hiện trong điều kiện không thuận lợi cho đời sống của chúng như nhiệt độ cao, pH thay đổi.
→ Bảo vệ tế bào có vai trò như kháng nguyên, do vậy ở một số loại vi khuẩn vỏ nhày giúp chúng ít bị tế bào bạch cầu tiêu diệt
Câu 13a. Đáp án A
Câu 13b. Đáp án A
Câu 14. Đáp án D
Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng hoá sinh của tế bào
Câu 15. Đáp án A
Cấu trúc khảm của màng sinh chất được thể hiện ở chỗ: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử cholestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài
Câu 16. Đáp án C
Nhờ có các "dấu chuẩn" glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" (tế bào của cơ thể khác)
Câu 17. Đáp án A
Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc. Lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào
- Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời
- Nhờ có các "dấu chuẩn" glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" (tế bào của cơ thể khác)
Câu 18. Đáp án C
Câu 19. Đáp án D
Nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng bậc nhất của tế bào. Nhân tế bào là nơi lưu giữ thông tin di truyền, là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào
Câu 20. Đáp án C
Câu 21. Đáp án B
Tế bào cơ tim cần nhiều năng lượng nhất nên có nhiều ti thể nhất. Ti thể là nơi cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng các phân tử ATP. Ngoài ra, ti thể còn tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất
Câu 22. Đáp án D
Trung thể chỉ có ở tế bào động vật và không có ở tế bào thực vật
Câu 23. Đáp án C
Câu 24. Đáp án B
Lưới nội chất trơn không có gắn các riboxom có rất nhiều loại enzim, thực hiện chức năng tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại đối với tế bào
Câu 25. Đáp án C
{-- Nội dung đề, đáp án và hướng dẫn giải chi tiết từ câu 26-50 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương: Cấu trúc tế bào Sinh học 10 nâng cao vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !