CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II MÔN HÓA 10 NĂM HỌC 2019-2020
Câu 1: Dãy các nguyên tố nhóm VA gồm: N, P, As, Sb, Bi. Từ N đến Bi , theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều:
A. Tăng rồi giảm B. Tăng dần C. Giảm dần D. Giảm rồi tăng
Câu 2: Cho các nguyên tố sau: 11Na, 20Ca , 26Fe , 16S . Nguyên tố thuộc nhóm B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. Na B. Ca C. S D. Fe
Câu 3: Một nguyên tố có hóa trị đối với hidro bằng hóa trị cao nhất với oxi. Trong oxit cao nhất của nguyên tố, oxi chiếm 53,3% về khối lượng. Nguyên tố đó là
A. S B. C C. N D. Si
Câu 4: Cho các nguyên tố X, Y, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 14, 8,16. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần là:
A. X,Y, T B. Y, T, X C. T, X,Y D. Y, X,T
Câu 6: Trong chu kì 3, đi từ trái sang phải thì sự biến đổi tính bazơ của dãy NaOH , Mg(OH)2, Al(OH)3 là:
A. Giảm dần B. Tăng dần
C. Không biến đổi D. Không xác định
Câu 7: Trung hoà hết 5,6 g một hiđroxit của kim loại nhóm IA cần dùng hết 100ml dung dịch HCl 1M. Kim loại nhóm IA đó là
A. Kali (MK =39). B. Canxi (MCa =40). C. Liti (MLi =7). D. Natri (MNa =23).
Câu 10: Một nguyên tử có kí hiệu . Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nguyên tố natri thuộc:
A. nhóm IA, chu kì 2. B. nhóm IIIB, chu kì 4.
C. nhóm IA, chu kì 4. D. nhóm IA, chu kì 3.
Câu 11: Công thức hợp chất khí với hiđro của hai nguyên tố phi kim X, Y lần lượt là: HX, H2Y. Trong bảng tuần hoàn
A. X ở nhóm IA, Y ở nhóm IIA. B. X ở nhóm VIIA, Y ở nhóm VIA.
C. X ở nhóm VIIA, Y ở nhóm IIA. D. X ở nhóm VA, Y ở nhóm VIA.
Câu 18: Cho các nguyên tố có kí hiệu nguyên tử : 17Cl, 6C, 13Al. Hoá trị cao nhất với oxi được sắp xếp theo thứ tự tăng dần:
A. Cl, C, Al. B. C, Cl,Al C. Cl, Al, C D. Al, C, Cl
Câu 19: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IIA. R có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là:
A. 3p2 B. 2s2 C. 2p2 D. 3s2
Câu 20: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:
A. Số nơtron B. Số hiệu nguyên tử
C. Số khối D. Số electron hóa trị
Câu 21: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 15. Hidroxit cao nhất của nó có tính
A. Lưỡng tính B. Muối
C. Axit D. Bazơ
Câu 22: Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức là RH4. Oxit cao nhất của R chứa 53,33% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là:
A. 119Sn B. 12C C. 207Pb D. 28Si
Câu 23: Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có điện tích là 35+. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm VIIA. B. Chu kì 4, nhóm VA.
C. Chu kì 4, nhóm VIIA. D. Chu kì 3, nhóm VIIA.
Câu 24: Hai nguyên tố A và B cùng thuộc một nhóm A và ở hai chu kỳ kế tiếp nhau (ZA
A. 6 và18. B. 10 và 14.
C. 8 và 16. D. 9 và 15.
Câu 25: Nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất ?
A. Na(Z=11).
B. S(Z=16).
C. Mg(Z=12).
D. Al(Z=13).
Câu 26: Hidroxit cao nhất của một nguyên tố có dạng HRO4. R tạo hợp chất khí với hidro chứa 2.74%H về khối lượng. Nguyên tố R là
A. P. B. Cl.
C. Br. D. I.
Câu 28: Hợp chất khí với hiđro của R có dạng RH2n. Oxit cao nhất của R có dạng
A. RO8–2n B. RO8–n C. RO4–n D. RO2n
Câu 29: Hợp chất khí với hidro của nguyên tố có công thức RH4, trong oxit cao nhất thì oxi chiếm 72,73% theo khối lượng. Nguyên tố R là :
A. Sn B. Ge C. C D. Si
Câu 30: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 161: Khi cho 0,6 g một kim loại R nhóm IIA tác dụng với nước tạo 0,336 lít khí H2 (đktc) . Kim loại R là
A. Sr(MSr =88)
B. Ba (MBa =137)
C. Mg(MMg =24)
D. Ca (MCa =40)
Câu 162: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hiđro là
A. HR B. RH4 C. H2R D. RH3
Câu 163: Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 12, 19, 11,13. Các nguyên tố được sắp xếp thứ tự tính kim loại tăng dần là
A. D, C, A, B B. B, C, A, D C. D, A, C, B D. B, D, A,C
Câu 164: Anion X2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô 16, chu kì 3, nhóm VIA B. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA
C. ô 18, chu kì 4, nhóm VIA D. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA
Câu 165: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ, có (ZX
A. X và Y thuộc chu kỳ 3, X nhóm IIA, Y nhóm IIIA.
B. X và Y thuộc chu kỳ 4, X nhóm IA, Y nhóm IIA.
C. X và Y thuộc chu kỳ 3, X nhóm IA, Y nhóm IIA.
D. X và Y thuộc chu kỳ 4, X nhóm VIA, Y nhóm VIIA.
Câu 166: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là
A. Mg B. Cu C. Fe D. Zn
Câu 167: Cho các nguyên tố: I, C, N, Se, P, Ba, Al, Si. Số cặp nguyên tố có cùng hoá trị cao nhất với oxi và cùng hoá trị với hiđro là:
A. 1 B. 3
C. 6 D. 2
Câu 168: Nguyên tố X có công thức ôxit cao nhất với ôxi là X2O5. Công thức của hợp chất khí với hiđro là
A. XH. B. XH4. C. XH5. D. XH3.
Câu 169: Đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ?
A. Hoá trị cao nhất với oxi
B. Tính kim loại, tính phi kim
C. Nguyên tử khối
D. Bán kính nguyên tử
Câu 170: Cho các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng như sau: của X là 2p4, của Y là 3p4, của Z là 4s2. Vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn là
A. X ở chu kỳ 2, nhóm IVA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IVA
B. X ở chu kỳ 2, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 3, nhóm VIA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IIA
C. X ở chu kỳ 2, nhóm IVA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X ở chu kỳ 2, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IVA
Câu 171: Nguyên tố R có hoá trị I trong hợp chất khí với hiđro. Trong hợp chất oxit cao nhất thì R chiếm 38,8% về khối lượng. Công thức oxit cao nhất, hiđroxit tương ứng của R là :
A. F2O7, HF B. Cl2O7, HCl C. Br2O7, HBrO4 D. Cl2O7, HClO4
Câu 172: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 6 B. 5 C. 7 D. 3
Câu 173: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố X (nhóm IVA) trong hợp chất khí với hidro là 75%. Phần trăm về khối lượng của oxi trong hợp chất hidroxit ứng với oxit cao nhất của X là:
A. 19.35 % B. 77.42% C. 22.58 % D. 72.72 %
Câu 174: Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là
A. 11. B. 18. C. 8. D. 19.
Câu 175: Một nguyên tử X tạo ra hợp chất XH3 với hiđro và X2O3 với oxi. Biết rằng X có 3 lớp electron. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 14. B. 15. C. 13. D. 12.
Câu 176: Nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s2. R thuộc họ nguyên tố nào?
A. f B. p C. s D. d
Câu 177: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron của R là
A. 1s22s22p63s23p3 B. 1s22s22p63s23p6 C. 1s22s22p63s23p5 D. 1s22s22p63s23p4
Câu 178: Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, T lần lượt là: 1s22s22p63s1, 1s22s22p63s23p64s1, 1s22s2 2p63s23p1 . Chiều tăng dần tính kim loại của các nguyên tố là:
A. Y < T < X B. T < Y < Z C. T < X < Y D. Y < X < T
Câu 179: Cho nguyên tố có kí hiệu là X. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
A. Nhóm IA, chu kì 3 B. Nhóm IIA, chu kì 3
C. Nhóm IA, chu kì 2 D. Nhóm IIIA, chu kì 2
Câu 181: Các hidroxit tương ứng với các nguyên tố: Cl(Z=17), Br(Z=35), S(Z=16). Hidroxit nào có tính axit mạnh nhất?
A. HBrO4. B. HCl. C. H2SO4. D. HClO4.
Câu 182: X, Y là hai nguyên tố liên tiếp nhau trong chu kì 3 và có tổng số hiệu nguyên tử bằng 29 (ZX < ZY). Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Y có bán kính nhỏ nhơn X B. Y có 14 electron
C. X thuộc nhóm IVA D. Y có tính phi kim
Câu 183: Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một chu kỳ ở hai ô kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn có tổng số hạt proton bằng 23. X, Y có số hạt proton lần lượt là
A. 11 và 12. B. 10 và 13. C. 9 và 14. D. 12 và 13.
Câu 184: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là
A. 1s22s22p63s23p63d34s2 B. 1s22s22p63s23p63d104s24p1
C. 1s22s22p63s23p64s2 D. 1s22s22p63s23p63d104s24p3
Câu 185: Một nguyên tố kim loại mà nguyên tử có 1 electron s ở lớp ngoài cùng. Cho 46 gam kim loại này hoà tan hoàn trong nước thu được 22,4 lít khí H2 ( ở đktc). Kim loại đó là
A. 23Na B. 64Cu
C. 39K D. 24Mg
Câu 186: Nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Nhận định nào sai khi nói về X
A. Hạt nhân nguyên tử của X có 16 proton .
B. X là nguyên tố thuộc nhóm IVA .
C. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron.
D. X là nguyên tố thuộc chu kì 3 .
Câu 187: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng:
A. Số khối. B. Số lớp electron
C. Số electron lớp ngoài cùng. D. Số hiệu nguyên tử
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi ôn tập Chương II môn Hóa học 10 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.