Lý thuyết trọng tâm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh học 11

SINH TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

1. Khái niệm

  • Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
  • Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể.
  • Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
  • Dựa vào biến thái người ta phân chia sự phát triển của động vật thành các kiểu sau:
    • Phát triển không qua biến thái
    • Phát triển qua biến thái: Biến thái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

2. Phát triển không qua biến thái

Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

* Quá trình phát triển của con người

Giai đoạn phôi:

  • Diễn ra trong tử cung của người mẹ.
  • Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu...), kết quả hình thành thai nhi.

Giai đoạn sau sinh: Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.

STUDY TIP

Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái

3. Phát triển qua biến thái

a. Phát triển qua biến thái hoàn toàn

Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

STUDY TIP

Có ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi, ong...) và lưỡng cư, ...

* Quá trình phát triển của bướm:

Giai đoạn phôi:

  • Diễn ra trong trứng.
  • Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hoá tạo thành các cơ quan của sâu bướm (sâu bướm nở ra từ trứng).

Giai đoạn hậu phôi:

  • Sâu bướm → nhộng → bướm non → bướm trưởng thành → trứng → sâu bướm.
  • Giai đoạn hậu phôi ở bướm có biến thái từ sâu bướm thành nhộng và sau đó thành bướm.
  • Sâu bướm (ấu trùng) có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với bướm (con trưởng thành).
  • Sâu bướm trải qua nhiều lần lột xác và biến đổi thành nhộng (nhộng thường được bảo vệ trong kén).
  • Nhộng là giai đoạn tu chỉnh lại toàn bộ cơ thể để biến sâu thành bướm.

LƯU Ý

Hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có enzim saccaraza tiêu hóa bằng đường saccarozo. Trong khi đó, sâu bướm ăn lá cây, chúng có đầy đủ các enzim tiêu hóa protein, lipid và cacbohydrate.

b. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

STUDY TIP

Gặp ở một số loài côn trùng như chấu chấu, cào cào, gián,…

* Quá trình phát triển của châu chấu:

Giai đoạn phôi:

  • Diễn ra trong trứng.
  • Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi tiếp tục phân hoá tạo thành các cơ quan của ấu trùng (ấu trùng nở ra từ trứng).

Giai đoạn hậu phôi:

  • Ấu trùng → lột xác nhiều lần (4-5 lần) → châu chấu trưởng thành.
  • Ấu trùng và con trưởng thành có cấu tạo và chức năng sinh lí cơ thể gần giống nhau.

LƯU Ý

Nhiều loại ấu trùng cũng ăn lá cây như bố mẹ chúng, trong ống tiêu hóa của chúng có đầy đủ enzim tiêu hóa protein, lipid, cacbohydrate để tạo ra các chất dễ hấp thụ như đường đơn, axit béo, glixerin và axit amin.

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

1. Các nhân tố bên trong

{-- Nội dung mục 1: Các nhân tố bên trong của tài liệu chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh học 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}


2. Các nhân tố bên ngoài

a. Thức ăn: Là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, do đó cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

b. Nhiệt độ: Mỗi loài động vật đều có khoảng nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật, nhất là động vật biến nhiệt.

c. Ánh sáng:

Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng vì:

  • Ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể.
  • Tia tử ngoại có tác dụng biến tiền Vitamin D thành Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa canxi thành xương.

STUDY TIP

Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.

3. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người

a. Cải tảo giống

  • Chọn lọc nhân tạo: Khi nuôi động vật người ta chọn những con khỏe mạnh, lớn nhanh để làm giống.
  • Lai giống giữa lợn, bò ... địa phương với các giống nhập ngoại tạo ra những giống mới lớn nhanh, to khỏe.

b. Cải thiện môi trường sống của động vật

Áp dụng các chế độ ăn thích hợp cho vật nuôi ứng với các giai đoạn khác nhau.

Ví dụ: Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.

c. Cái thiện chất lượng dân số

Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền, phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai, giảm ô nhiễm môi trường, chống sử dụng các chất ma túy, thuốc lá, rượu bia...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Lý thuyết trọng tâm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?