THẾ MẠNH VỀ TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Lý thuyết
– Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, đặc biệt là gạo (ĐBSH, ĐBSCL, DHMT).
– Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
+ĐBSH : có thể khai thác đá vôi ở rìa TN, khí tự nhiên ở Thái Bình, than nâu ở các tầng sâu của đồng bằng
+ĐBSCL : khai thác đá vôi ở Kiên Giang, than bùn ở U Minh, Đồng Tháp Mười.
+DHMT : có sắt, sét, cao lanh, đá vôi…
– Suốt chiều dài dọc bờ biển có rừng ngập mặn nhất là ở ĐBSCL, cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị như gỗ, tinh dầu từ tràm, ong mật…
– Nguồn thủy sản nước ngọt và nước lợ rất lớn ở các đồng bằng, nhất là ở ĐBSCL. Khả năng nuôi trồng thủy sản rất cao.
– Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
– Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?
A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản
C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.
D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
Đáp án:
Phát triển cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở vùng đồi núi, không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở vùng
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Tây Bắc.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Tây Nguyên
Đáp án:
- Bão, lũ lụt, hạn hán là thiên tai chủ yếu ở đồng bằng ⇒ loại trừ đáp án B. Tây Bắc
- Gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ (phía Nam của Tây Bắc chịu ảnh hưởng ít hơn). Khu vực “ĐBSH và Tây Nguyên” ít hoặc hầu như không chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.
→ Loại đáp án A, D
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển nước ta là:
A. Bão.
B. Sạt lở bờ biển.
C. Cát bay, cát chảy.
D. Động đất.
Đáp án:
- Sạt lở bờ biển,cát bay, cát chảy xảy ra ở ven biển, không phải là thiên tai gây hậu quả nặng nề nhất ⇒ Sai
- Động đất không xảy ra thường xuyên, hằng năm ở nước ta ⇒ Sai
- Hằng năm nước ta đón 8 -10 cơn bão từ biển Đông, bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng nào ở nước ta hiện nay?
A. Vùng đồng bằng, ven biển.
B. Vùng đồi núi, ven biển.
C. Vùng trung du, đồng bằng.
D. Vùng trung du và miền núi.
Đáp án:
Hằng năm nước ta đón 8 -10 cơn bão từ biển Đông, bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển ở nước ta hiện nay.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?
A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.
Đáp án:
Vật liệu bào mòn từ miền núi được sông ngòi vận chuyển→ bồi đắp thành tạo nên các đồng bằng.
⇒ Quá trình này thể hiện mối quan hệ nhân - quả giữa miền núi và đồng bằng
- Ý A là đặc điểm của đồng bằng và miền núi → Sai
- Ý B: là thế mạnh của miền núi và đồng bằng → Sai
- Ý D: là thể hiện dòng chảy của sông ngòi → Sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?
A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
C. Dưới tác động của ngoại lực vật chất ở miền núi bồi tụ nên các đồng bằng.
D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.
Đáp án:
Mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta được thể hiện rõ nét nhất là dưới sự tác động của các quá trịnh ngoại lực (mài mòn, xâm thực, rửa trôi, vận chuyển, bồi tụ,…) thì các vật chất, bùn,… được vận chuyển về bồi tụ ở hạ lưu các con sông, tạo nên những đồng bằng rộng lớn như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: "2/3 diện tí ch đồng bằng là đất mặn, đất phèn" là đặc điểm của
A . đồng bằng sông Hồng
B . đồng bằng thanh h óa
C . đồng bằng Nghệ An
D . đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án : D
Câu 8: Đồng bằng ch âu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở
A . vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
B . vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp
C . vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng
D . vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp
Đáp án : A
Câu 9. Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vự c đồng bằng?
A . Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
C. Địa bàn thu ận lộ để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.
D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
Đáp án: C
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Các thế mạnh của vùng đồng bằng đối với sự phát triển của nước ta Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !