Qua bài giảng Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào? , giúp các em nắm được cấu tạo của câu kể Ai thế nào?. Đồng thời, biết cách tìm các câu kể Ai thế nào?, xác định chủ ngữ và vị ngữ; biết dùng câu kể Ai thế nào trong văn kể chuyện.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhận xét
Câu 1. Đọc đoạn văn đã sau:
Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi. Chúng thật hiền lành. Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi.
Theo HỮU TRỊ
Câu 2. Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở trong đoạn văn trên.
M: Cây cối xanh um.
Gợi ý:
- Các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở trong đoạn văn:
- Cây cối xanh um.
- Nhà cửa thưa thớt.
- Chúng thật hiền lành.
- Anh trẻ và thật khỏe mạnh.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
M: Cây cối thế nào?
Gợi ý:
- Cây cối thế nào?
- Nhà cửa thế nào?
- Chúng thế nào?
- Anh thế nào?
Câu 4. Tìm những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu:
M: Cây cối xanh um
Gợi ý:
- Đó là các từ: Cây cối, Nhà cửa; Chúng, Anh.
Câu 5. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được:
M: Cái gì xanh um?
Gợi ý:
- Cái gì xanh um?
- Cái gì thưa thớt?
- Các con gì thật hiền lành?
- Ai trẻ và thật khỏe mạnh?
1.2. Ghi nhớ
- Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
1.3. Luyện tập
Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi:
Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
Theo DUY THẮNG
a) Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn trên.
Gợi ý:
- Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
- Căn nhà trống vắng.
- Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.
- Anh Đức lầm lì, ít nói
- Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
b) Xác định chủ ngữ trong các câu vừa tìm.
Gợi ý:
- Các câu trên có chủ ngữ là: Rồi những người con; Căn nhà; Anh Khoa; Anh Đức; Anh Tịnh.
c) Xác định vị ngữ của các câu trên.
Gợi ý:
- Các câu trên có vị ngữ là: lần lượt lên đường, trống vắng, hồn nhiên, xởi lởi, lầm lì, ít nói, thì đĩnh đạc, chu đáo.
Câu 2. Kể về các bạn trong tổ em, trong đó có các câu kể "Ai thế nào?"
Gợi ý:
Tổ em gồm mười bạn. Bạn Nam là tổ trưởng. Nam rất hoạt bát, năng nổ. Trí là tổ phó. Bạn ấy chậm rãi và chín chắn. Bá Hưng rất hiền lành. Còn Hải thì lém lỉnh nhất tổ. Thuỳ xinh xắn và dịu dàng. Lan sôi nổi, tháo vát. Ngọc thì nhu mì và nhút nhát. Tuy mỗi người mỗi tính cách nhưng chúng em đều chăm chỉ học hành và đoàn kết với nhau nên vẫn luôn được cô giáo khen ngợi.
- Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào?, các em cần nắm được:
- Cấu tạo của câu kể Ai thế nào?
- Tìm được các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
- Kể về các bạn trong tổ, có sử dụng các câu kể Ai thế nào?
- Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng
Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia để có bước chuẩn bị thật tố cho tiết học tiếp theo.