Bài học
-
Thông qua bài giảng Tập đọc: Bốn anh tài, giúp các em biết cách đọc lưu loát một câu chuyện. Đồng thời, hiểu được nội dung câu chuyện bằng cách trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3,4.
-
Qua bài giảng Chính tả Nghe - viết: Kim tự tháp Ai Cập , giúp các em nghe viết lại đúng chính tả bài thơ. Đồng thời, luyện viết đúng chính tả các tiếng có chứa s/x, iếc/iết/uyệt...
-
Qua bài giảng Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? , giúp các em tìm các câu kể Ai làm gì? trong một đoạn văn; biết xác định chủ ngữ trong mỗi câu và nêu được ý nghĩa của chúng.
-
Qua bài giảng Kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần giúp các em kể lại toàn bộ câu chuyện đề cao trí thông minh của con người. Nhờ có trí thông minh đó mà con người có thể giải quyết được nhiều điều khó khăn, nguy hiểm. Chúc các em có một tiết học hay và thú vị.
-
Thông qua bài giảng Tập đọc: Chuyện cổ tích về loài người, giúp các em biết cách đọc văn bản với giọng đọc nhẹ nhàng. Bước đầu hiểu được nội dung bài thơ: Mọi vật có trên trái đất này là vì có con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.
-
Qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật , giúp các em viết được một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật.
-
Qua bài giảng Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Tài năng , giúp các em mở rộng vốn từ cũng như hiểu được nghĩa của các từ ngữ có chứa tiếng tài. Đồng thời, biết đặt câu và tìm những câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
-
Qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật giúp các em học sinh biết cách xác định và viết một đoạn kết bài miêu tả đồ vật.
-
Thông qua bài giảng Tập đọc: Bốn anh tài (tiếp theo), giúp các em biết cách đọc lưu loát một câu chuyện. Đồng thời, hiểu được nội dung của câu chuyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
-
Qua bài giảng Chính tả Nghe - viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp , giúp các em nghe viết lại đúng chính tả bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp. Đồng thời, luyện viết đúng chính tả có âm đầu dễ lẫn (ch/tr, uôt/uôc).
-
Qua bài giảng Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai làm gì? , giúp các em tìm và xác định được chủ ngữ, vị ngữ của câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Đồng thời, biết viết một đoạn văn có sử dụng kiểu câu Ai làm gì?
-
Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc giúp các em kể lại tự nhiên bằng lời kể của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tài. Đồng thời, giúp các em hiểu được câu chuyện phải có cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa về một người có tài. Hiểu được ý nghĩa của truyện các bạn kể.
-
Thông qua bài giảng Tập đọc: Trống đồng Đông Sơn, giúp các em biết cách đọc lưu loát một văn bản. Đồng thời hiểu được nội dung của bài đọc: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, da dạng với hoa văn đặc sắc, là niềm tự hào của người Việt Nam chúng ta.
-
Qua bài giảng Tập làm văn: Miêu tả đồ vật giúp các em học sinh biết cách tả một đồ vật như chiếc cặp sách, cái thước kẻ, cây bút chì hay cái bàn học.
-
Qua bài giảng Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Sức khỏe, giúp các em mở rộng vốn từ cũng như hiểu được nghĩa của các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ về sức khỏe.
-
Qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương giúp các em học sinh biết kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em. Đồng thời biết lắng nghe và nhận xét bài viết của bạn.
-
Thông qua bài giảng Tập đọc: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, giúp các em biết cách đọc lưu loát một bài tập đọc. Bước đầu hiểu được nội dung của bài đọc: Ca ngợi anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước
-
Qua bài giảng Chính tả Nghe - viết: Chuyện cổ tích về loài người, giúp các em nhớ viết lại đúng chính tả bài thơ Chuyện cổ tích về loài người (từ Mắt trẻ con sáng lắm... đến Hình tròn là trái đất). Đồng thời, luyện viết đúng chính tả r,d hay gi; dấu hỏi/dấu ngã.
-
Qua bài giảng Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào? , giúp các em nắm được cấu tạo của câu kể Ai thế nào?. Đồng thời, biết cách tìm các câu kể Ai thế nào?, xác định chủ ngữ và vị ngữ; biết dùng câu kể Ai thế nào trong văn kể chuyện.
-
Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia , giúp các em rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia có nội dung về một người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt mà em biết. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.
-
Qua bài giảng tập đọc Tập đọc: Bè xuôi sông La , giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc lưu loát toàn bài thơ. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; Nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.
-
Qua bài giảng Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu Ai thế nào?, giúp các em nắm được khái niệm và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?. Đồng thời, biết xác định vị ngữ của các câu kể Ai thế nào?; đặt câu kể Ai thế nào?.
-
Bài giảng Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối sẽ giúp các em biết cách lập dàn ý miêu tả với ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.