Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia , giúp các em rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia có nội dung về một người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt mà em biết. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các bước tiến hành

Đề bài: Kể chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.

Gợi ý:

  • Em có thể kể một câu chuyện cụ thể (diễn ra trong thời gian nhất định, ở địa điểm nhất định) về người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết. Muốn vậy, cần cho biết:
    • Câu chuyện bắt đầu như thế nào?
    • Diễn biến chính của câu chuyện.
    • Kết thúc của câu chuyện.
  • Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt, không cần kể thành một câu chuyện có khởi đầu, diễn biến và kết thúc. Muốn vậy, em cần:
    • Cho biết người đó có khả năng gì đặc biệt.
    • Chọn nêu một số ví dụ về khả năng đặc biệt nói trên.

1.2. Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp

  • Trình tự kể
    • Giới thiệu câu chuyện:
      • Nêu tên câu chuyện
      • Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện.
    • Kể diễn biến câu chuyện:
      • Mở đầu câu chuyện.
      • Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự).
      • Kết thúc câu chuyện.
  • Chú ý: Nhấn mạnh những chi tiết thể hiện khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt của một người.

1.3. Tiêu chí đánh giá

  • Nội dung câu chuyện: Nội dung câu chuyện có hay, có mới không
  • Giọng kể
  • Cử chỉ, điệu bộ
  • Khả năng hiểu chuyện

1.4. Trao đổi với các bạn về của câu chuyện

  • Câu chuyện đã kể đúng trọng tâm vấn đề.

1.5. Bài kể mẫu

     Có một lần, xem chương trình của đài Bến Tre, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.

     Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.

      Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.

  • Thông qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất. Đồng thời, có thái độ học tập và thái độ sống đúng đắn như:
    • Kĩ năng
      • Kể lại được bằng lời một câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia, kèm cử chỉ, điệu bộ.
    • Kiến thức
      • Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể.
      • Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
    • Thái độ
      • Có ý thức rèn luyện mình có những ước mơ tốt đẹp và thói quen ham đọc sách.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Bè xuôi sông La để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?