Luyện tập chuyên đề điện thế và sự lan truyền của xung thần kinh Sinh học 11 năm 2020

ĐIỆN THẾ VÀ SỰ LAN TRUYỀN CỦA XUNG THẦN KINH

A. Lý thuyết

I- Điện thế nghỉ

- Điện sinh học là khả năng tích điện của tế bào, cơ thể.

- Điện sinh học bao gồm điện thế nghỉ (điện tĩnh) và điện thế hoạt động.

- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (không bị kích thích), phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.

II- Điện thế hoạt động

- Điện hoạt động là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích.

- Nguyên nhân là do: sự thay đổi tính thấm của màng đối với các ion thay đổi, gây nên sự khử cực (khi Na+ từ ngoài vào tế bào) - đảo cực (Na+ tiếp tục vào) - tái phân cực (khi K+ từ trong tế bào ra ngoài).

III- Lan truyền xung thần kinh

1- Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh

- Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kế tiếp.

- Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh  truyền  theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie tiếp theo → tốc độ truyền xung nhanh hơn trên sợi không có bao miêlin.

- Cấu tạo của eo Ranie có bản chất là photpholipit nên có màu trắng và có tính chất cách điện-> từ đó dẫn đến sự lan truyền nhảy cóc.

----------Còn tiếp---------

B. Luyện tập

Câu 1. Vì sao tốc độ lan truyền xung thần kinh qua xináp chậm hơn truyền trên sợi thần kinh?

Câu 2. Vì sao tin được truyền quan xinap chỉ truyền 1 chiều từ màng trư­ớc ra màng sau xináp?

Câu 3. Hãy phân tích hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?

Hướng dẫn trả lời

Câu 1. Tốc độ lan truyền xung thần kinh qua xináp chậm hơn truyền trên sợi thần kinh vì lan truyền xung thần kinh qua xináp theo 3 bư­ớc và phải trải qua nhiều giai đoạn.

Câu 2. Tin được truyền quan xinap chỉ truyền 1 chiều từ màng trư­ớc ra màng sau xináp vì màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về màng trư­ớc. Màng trư­ớc không có thụ thể tiếp nhận chất chất trung gian hóa học.

Câu 3. Phân tích hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở động vật

- Về cơ quan cảm ứng: từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. Ở động vật có hệ thần kinh, từ dạng thần kinh lưới đến dạng thần kinh chuỗi hạch và cuối cùng là dạng thần kinh ống.

- Về cơ chế cảm ứng (sự tiếp nhận và trả lời kích thích): từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các phân tử prôtêin gây nên sự vận động của chất nguyên sinh (ở các động vật đơn bào) đến sự tiếp nhận dẫn truyền kích thích và trả lời lại các kích thích (ở các sinh vật đa bào).

- Ở các động vật có hệ thần kinh: từ phản xạ đơn đến phản xạ phức tạp, từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt trước mọi sự đổi thay của điều kiện môi trường.

Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, bảo đảm cho cơ thể thích nghi để tồn tại và phát triển.

---(Nội dung đầy đủ của tài liệu Luyện tập chuyên đề điện thế và sự lan truyền của xung thần kinh Sinh học 11 năm 2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập chuyên đề điện thế và sự lan truyền của xung thần kinh Sinh học 11 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?