Luyện tập Các ngành kinh tế biển ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 12

CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I. Lý thuyết

a. Kinh tế biển bao gồm các ngành:

- Đánh bắt.

- Nuôi trồng.

- Du lịch.

- Giao thông vận tải biển…

+ Thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng):

. Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) được xác định là ngư trường trọng điểm với nguồn lợi hải sản phong phú.

. Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản khá lớn.

+ Du lịch biển – đảo :

. Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú (bãi biển, địa hình cacxtơ, vườn quốc gia…).

. Quần thể vịnh Hạ Long (Di sản thiên nhiên thế giới).

+ Giao thông vận tải biển : Mạng lưới cảng Quảng Ninh, trong đó nổi bật là cảng nước sâu Cái Lân.

b. Ý nghĩa: Sử dụng hợp lí tài nguyên, nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…

c. Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi: tỉnh Quảng Ninh có đường bờ biển dài.

- Khó khăn: Chịu ảnh hưởng của bão.

d. Hiện trạng phát triển:

- Ngư trường Quảng Ninh thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Du lịch: có Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

- Giao thông vận tải: cụm cảng Cái Lân ngày càng được đầu tư nâng cấp.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ít được chú trọng phát triển ở vùng biển Quảng Ninh?

A. Đánh bắt xa bờ.

B. Nuôi trồng thủy sản.

C. Du lịch biển – đảo.

D. Khai thác khoáng sản.

Hướng dẫn giải

- Vùng biển Quảng Ninh có thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển:

+ đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.

+ giao thông vận tải biển (với cảng nước sâu Cái Lân), cảng Cẩm Phả, Cửa Ông..

+ du lịch biển (Quần thể du lịch Hạ Long , bãi biển Trà Cổ).

Ngoài ra vùng còn thể khai thác khoáng sản cát biển, tuy nhiên ngành này phát triển không đáng kể.

⇒ Khoáng sản biển là hoạt động kinh tế ít được chú trọng phát triển ở vùng biển Quảng Ninh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Ngành kinh tế biển nào dưới đây không xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản

B. Khai thác dầu khí

C. Giao thông vận tải biển

D. Du lịch biển

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Ngành khai thác dầu khí ở nước ta chỉ phát triển ở miền Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Ý nào là hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có vùng biển không rộng nhưng kín gió

B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều đảo ven bờ

C. Nhiều cảnh quan đẹp

D. Có mùa đông lạnh nhất cả nước

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 4: Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, biện pháp đem lại hiệu quả cao về KT-XH và môi trường là:

A. Phát triển giao thông vận tải lên các vùng dân tộc ít người.

B. Trang bị kĩ thuật tiên tiến để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây ăn quả và cây công nghiệp.

D. Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực cạn ở những nơi có điều kiện thích hợp.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 5: Nguồn nước khoáng có giá trị cho nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở Tây Bắc là:

A. Quang Hanh, Kim Bôi.                                           B. Kim Bôi.

C. Kim Bôi, Thanh Tân.                                               D. Thanh Tân, Mỹ Lâm.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 6: Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.

B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

C. Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

D. Trồng và chế biến cây công nghiệp.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 7: Ngành kinh tế biển nào dưới đây không xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản                      B. Khai thác dầu khí

C. Khai thác khoáng sản                                              D. Du lịch biển

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 8: Nguồn nước khoáng có giá trị cho nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở Đông Bắc là

A. Bình Châu, Quang Hanh.                                        B. Quang Hanh, Mỹ Lâm.

C. Mỹ Lâm, Kim Bôi.                                                  D. Kim Bôi, Vĩnh Hảo.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 9: Tỉnh nào sau đây có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Lạng Sơn.                        B. Hà Giang.                    C. Quảng Ninh.               D. Tuyên Quang

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 10: Tỉnh nào dưới đây vừa có cửa khẩu đường biển, vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc?

A. Quảng Ninh                     B. Hà Giang                     C. Hòa Bình                     D. Cao Bằng

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản?

A. Hải Phòng.                    B. Lạng Sơn.                     C. Bắc Giang.                    D. Quảng Ninh.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: D

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có cửa khẩu quốc tế nào dưới đây?

A. Tà Lùng.                       B. Thanh Thủy.                 C. Tây Trang.                    D. Cầu Treo.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, ta thấy, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có các cửa khẩu quốc tế sau: Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn), Tà Lùng và Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Lào Cai (Lào Cai), Tây Trang (Điện Biên) và Sơn La (Sơn La). Còn cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) – vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Móng Cái                      B. Lệ Thanh                       C. Lao Bảo                        D. Cầu Treo

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A

B1. Nhận dạng kí hiệu cửa khẩu quốc tế ở Atlat trang 3 (kí hiệu chung).

B2. Xác định tên các cửa khẩu thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Móng Cái (thuộc Quảng Ninh) là cửa khẩu quốc tế thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các cửa khẩu còn lại: Lệ Thanh (thuộc Tây Nguyên), Lao Bảo và Cầu Treo (thuộc vùng Bắc Trung Bộ).

Câu 13: Hoạt động kinh tế biển nào sau đây không được phát triển mạnh ở vùng biển Quảng Ninh?

A. Đánh bắt xa bờ             B. Nuôi trồng thủy sản      C. Du lịch biển – đảo        D. Khai thác khoáng sản

Hướng dẫn giải:

Đáp án: D

Vùng biển Quảng Ninh có thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; giao thông vận tải biển (với cảng nước sâu Cái Lân), cảng Cẩm Phả, Cửa Ông,... và du lịch biển (Quần thể du lịch Hạ Long, bãi biển Trà Cổ). Ngoài ra vùng còn thể khai thác khoáng sản cát biển. Như vậy, khoáng sản biển là hoạt động kinh tế ít phát triển nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập Các ngành kinh tế biển ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?