Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề trai sông Sinh học 7 năm 2020 có đáp án

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: TRAI SÔNG – MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC

SINH HỌC 7 NĂM 2020

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1. Trai sông

- Vỏ ngoài:

- Vỏ trai gồm 2 mảnh nối với nhau bởi dây chằng(bản lề) ở phía lưng.

+ Dây chằng + cơ khép vỏ → đóng mở vỏ.

+ Cấu tạo: Ngoài là lớp sừng, giữa là lớp đá vôi, trong là lớp xà cừ.

- Cơ thể trai:

+ Phía ngoài: Áo trai tạo thành khoang, có ống hút, ống thoát phía sau. Mặt ngoài áo tạo→ lớp vỏ đá vôi.

+ Giữa 2 mảnh áo là 2 tấm mang.

+ Ở trong là thân trai, chân trai, lỗ miệng và tấm miệng phủ đầy lông

- Di chuyển:

+ Vỏ trai hé mở cho chân thò ra vươn dài trong bùn về hướng muốn đi tới để mở đường, Sau đó trai co chân đồng thời với việc khép vỏ lại, tạo ra lực đẩy do nước phụt ra ở rãnh phía sau (ống thoát), làm trai tiến về phía trước.  

+ Di chuyển chậm chạp.

2. Một số thân mềm khác

- Ngành thân mềm có số loài rất lớn (khoảng 70 nghìn loài) lại đa dạng và rất phong phú ở cùng nhiệt đới. Chúng sống ở biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn, số nhỏ chuyển sang lối sống chui rúc, đục rỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền (con hà)

- Một số đại diện ngành thân mềm thường gặp:

+ Sống ở biển, giống như mực nhưng chỉ có 8 tua, mai lưng tiêu giảm, săn mồi tích cực, có giá trị thực phẩm.

+ Sống ở cạn như ốc sên.

- Một số tập tính ở thân mềm:

+ tập tính đẻ trứng ở ốc sên.

+ Tập tính săn mồi: Mực rình mồi bằng cách giấu mình trong rong rêu, rồi bắt mồi bằng tua dài. Tua ngắn dùng để đưa mồi vào miệng.

+ Tập tính tự vệ: Khi bị tấn công, mực phun hỏa mù từ túi mực để làm mờ mắt kẻ thù, để trốn chạy.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?

A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.

B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.

C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.

D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?

A. Không có khả năng di chuyển.

B. Chân hình lưỡi rìu.

C. Hô hấp bằng mang.

D. Trai sông có 2 mảnh vỏ.

Câu 3: Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là

A. Giúp bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn mắt.

B. Giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.

C. Giúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 4: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau.

Vỏ trai sông gồm …(1)… gắn với nhau nhờ …(2)… ở …(3)….

A. (1): hai mảnh; (2): áo trai; (3): phía bụng

B. (1): hai mảnh; (2): cơ khép vỏ; (3): phía lưng

C. (1): hai mảnh; (2): bản lề; (3): phía lưng

D. (1): ba mảnh; (2): bản lề; (3): phía bụng

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?

A. Trai sông là động vật lưỡng tính.

B. Trai cái nhận tinh trùng của trai đực qua dòng nước.

C. Phần đầu cơ thể tiêu giảm.

D. Ấu trùng sống bám trên da và mang cá.

Câu 6: Lớp xà cừ ở vỏ trai do cơ quan nào tiết ra tạo thành?

A. Lớp ngoài của tấm miệng.

B. Lớp trong của tấm miệng.

C. Lớp trong của áo trai.

D. Lớp ngoài của áo trai.

Câu 7: Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?

A. Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành.

B. Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.

C. Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8: Việc trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.

B. Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng không bị các động vật khác ăn mất.

C. Giúp tăng khả năng phát tán của ấu trùng.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Phương pháp tự vệ của trai là

A. Tiết chất độc từ áo trai.

B. Phụt mạnh nước qua ống thoát.

C. Co chân, khép vỏ.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 10: Giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.

B. Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất.

C. Giúp ấu trùng phát tán rộng.

D. A và B đúng.

Câu 11: Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp

A. 2 lớp là lớp đá vôi và lớp sừng

B. 2 lớp là lớp xà cừ và lớp đá vôi

C. 3 lớp là lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôi

D. 3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ

Câu 12: Cơ quan nào đóng vai trò đóng, mở vỏ trai?

A. Đầu vỏ

B. Đỉnh vỏ

C. Cơ khép vỏ (bản lề vỏ)

D. Đuôi vỏ

Câu 13: Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là

A. Giúp bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn mắt.

B. Giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.

C. Gúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?

A. Trai sông là động vật lưỡng tính.

B. Trai cái nhận tinh trùng của trai đực qua dòng nước.

C. Phần đầu cơ thể tiêu giảm.

D. Ấu trùng sống bám trên da và mang cá.

Câu 15: Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?

A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.

B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.

C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.

D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.

Câu 16: Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?

A. Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành.

B. Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.

C. Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 17: Trai lấy mồi ăn bằng cách

A. Dùng chân giả bắt lấy con mồi

B. Lọc nước

C. Kí sinh trong cơ thể vật chủ

D. Tấn công làm tê liệt con mồi

Câu 18: Trai sông dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ vào

A. Ống hút

B. Hai đôi tấm miệng

C. Lỗ miệng

D. Cơ khép vỏ

Câu 19: Phương pháp tự vệ của trai là

A. Tiết chất độc từ áo trai.

B. Phụt mạnh nước qua ống thoát.

C. Co chân, khép vỏ.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 20: Trai lọc nước

A. 10 lít một ngày đêm

B. 20 lít một ngày đêm

C. 30 lít một ngày đêm

D. 40 lít một ngày đêm

Câu 21: Giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.

B. Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất.

C. Giúp ấu trùng phát tán rộng.

D. A và B đúng.

Câu 22: Trai di chuyển được là nhờ

A. Chân trai thò ra thụt vào

B. Động tác đóng mở vỏ trai

C. Hình thành chân giả

D. Cả A và B đúng

Câu 23: Việc trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.

B. Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng không bị các động vật khác ăn mất.

C. Giúp tăng khả năng phát tán của ấu trùng.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 24: Ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá để

A. Lấy thức ăn

B. Lẩn trốn kẻ thù

C. Phát tán nòi giống

D. Kí sinh

Câu 25: Lớp xà cừ ở vỏ trai do cơ quan nào tiết ra tạo thành?

A. Lớp ngoài của tấm miệng.

B. Lớp trong của tấm miệng.

C. Lớp trong của áo trai.

D. Lớp ngoài của áo trai.

-(Nội dung từ câu 26-30 và đáp án chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề trai sông Sinh học 7 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?