Kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập chuyên đề nguyên tử, bảng tuần hoàn nguyên tố, liên kết Hóa học và phản ứng hóa học

Kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập chuyên đề nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học.

 

A.Những kiến thức quan trọng về “Nguyên tử” rất thường xuất hiện trong đề thi.

Câu 1 : Cho các phát biểu sau :

(1).Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.

(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.

(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.

(4). Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối.

(5). Hầu hết nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản.

(6). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron

(7). Trong nguyên tử hạt mang điện chỉ là proton.

(8). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Số phát biểu đúng là :

     A.2                          B.3                              C.4                              D.5

Câu 2: Cho các phát biểu sau :

(1). Chỉ  có  hạt  nhân  nguyên  tử  oxi  mới  có  8p.         

(2). Chỉ  có  hạt  nhân  nguyên  tử  oxi  mới  có  8n.         

(3). Nguyên  tử  oxi có số e bằng số p.                  

(4). Lớp e  ngoài  cùng  nguyên  tử  oxi có 6 e.

(5). Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.   

(6). Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

(7). Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

(8). Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Số phát biểu sai là :

     A.2                          B.1                              C.4                              D.3

Câu 3 : Cho các phát biểu sau :

(1). Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có tỉ lệ  giữa số proton và nơtron là 1 : 1.

 (2). Nguyên tử magie có 3 lớp electron.

(3). Đồng  vị  là  những  nguyên  tử  của  cùng  một  nguyên tố, có  số  p  bằng  nhau  và số n bằng nhau.

(4). Trong kí hiệu thì Z là số electron ở lớp vỏ.    

(5). Hai nguyên tử  và  khác nhau về số electron.           

(6).  Các cặp nguyên tử  và ,  và .   là đồng vị của nhau.

(7). Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và  26Mg. Clo có đồng vị 35Cl và 37Cl. Vậy có 9 loại phân tử MgCl2 khác tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó.

(8). Oxi có 3 đồng vị . Cacbon có hai đồng vị là: . Vậy có 12 loại phân tử khí cacbonic được tạo thành giữa cacbon và oxi.

(9). Hiđro có 3 đồng vị  và oxi có đồng vị . Vậy có 18 phân tử H2O được tạo thành từ hiđro và oxi.

     Số phát biểu đúng là :

     A. 5                         B. 6                             C. 7                             D. 8

Câu 4 : Cho các phát biểu sau :

(1). Số electron trong các ion sau: NO3- , NH4+ , HCO3- , H+ , SO42- theo thứ tự là: 32, 10, 32, 0, 50.

(2).Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất không mang điện.

(3).Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất mang điện tích dương.

(4).Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất mang điện tích âm.

(5).Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất có thể mang điện hoặc không mang điện.

(6). Các ion  có cùng số electron và cấu hình electron.

(7). Các electron thuộc các lớp K, L, M, N trong nguyên tử khác nhau về độ bền liên kết với hạt nhân và năng lượng trung bình của các electron.

     Số phát biểu đúng là :

     A. 2                         B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 5 : Cho các phát biểu sau :

(1) Nguyên tử của nguyên tố F khi nhường 1 electron sẽ có cấu hình electron giống với nguyên tử khí hiếm Ne.

(2) Khi so sánh về bán kính nguyên tử với ion thì

(3) Trong 4 nguyên tố sau Si, P, Ge, As thì nguyên tử của nguyên tố P có bán kính nhỏ nhất

(4) Cho 3 nguyên tử số eletron của mỗi nguyên tử là 12, 13, 14

(5) Số eletron tối đa trong 1 lớp eletron có thể tính theo công thức 2n2.

(6) Khi so sánh bán kính các ion thì

(7) Khi so sánh bán kính các ion thì

(8) Cho nguyên tử của các nguyên tố Al, Fe, Cr, Ag số eletron độc thân trong nguyên tử của nguyên tố Cr là lớn nhất.

     Số phát biểu đúng là :

     A.8                          B.7                              C.6                              D.5     

B.Những kiến thức quan trọng về “bảng tuần hoàn” rất thường xuất hiện trong đề thi.

Câu 1 : Cho các phát biểu sau :

(1). Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.

(2). Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

(3). Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

(4). Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

(5).Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Men- đê - lê - ép công bố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử.

(6). Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp e bằng nhau.

(7). Tính chất hóa học của các nguyên tố trong chu kì không hoàn toàn giống nhau.

(8). Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm có số e lớp ngoài cùng bằng nhau.

(9). Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau.

     Số phát biểu không đúng là :

     A.2                          B.3                              C.4                              D.5

Câu 2 : Cho các phát biểu sau :

(1). Trong cùng một phân nhóm chính (nhóm A), khi số hiệu nguyên tử tăng dần thì tính kim loại giảm dần.

(2).Chu kì là dãy nguyên tố có cùng số e hóa trị.

(3). Trong bảng HTTH hiện nay, số chu kì nhỏ (ngắn) và chu kì lớn (dài) là 3 và 3.

(4). Trong chu kì, nguyên tố thuộc nhóm VIIA có năng lượng ion hoá nhỏ nhất.

(5).Trong một chu kì đi từ trái qua phải tính kim loại tăng dần.

(6). Trong một chu kì đi từ trái qua phải tính phi kim giảm dần.

(7). Trong một phân nhóm chính đi từ trên xuống dưới tính kim loại giảm dần.

(8). Trong một phân nhóm chính đi từ trên xuống dưới tính phi kim tăng dần.

     Số phát biểu sai là :

     A.8                          B.7                              C.6                              D.5

Câu 3: Tính chất hoặc đại lượng vật lí nào sau đây, biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử?

(1) bán kính nguyên tử;                       (2) tổng số e;

(3) tính kim loại;                                  (4) tính phi kim;

(5) độ âm điện;                                    (6) Nguyên tử khối

     A.  (1), (2), (3).       B. (3), (4), (6).             C.  (2), (3,) (4).            D. (1), (3), (4), (5).

Câu 4 : Cho các phát biểu sau :

(1). Ở trạng thái cơ bản cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s2p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB.

(2). Nguyên tử của nguyên tố X có 10p, 10n và 10e. Trong bảng HTTH, X ở chu kì 2 và nhóm VA.

(3). Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tố X có vị trí ô thứ 12 chu kì 3 nhóm IIA.         

(4). Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị là (Ar) 3d104s1 thuộc chu kì 4 ,nhóm VIB.

(5). Các nguyên tố họ d và f (phân nhóm B) đều là phi kim điển hình.

(6).Halogen có độ âm điện lớn nhất là Flo.           

(7). Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là Oxi.

(8).Về độ âm điện thì F > O > N > P

     Số phát biểu sai là :

     A.4                          B.5                              C.6                              D.7

Câu 5 : Cho các sắp xếp :

(1) Về bán kính nguyên tử thì Li <  Na < K <  Rb <  Cs. 

(2) Về bán kính nguyên tử thì Si <  Al <  Mg < Na <  K.

(3) Về bán kính nguyên tử thì

(4) Về bán kính thì Ar> K+> Ca2+.

(5) Về bán kính thì Al3+< Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na.        

(6) Về tính kim loại K > Na > Mg > Al.

(7) Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s22s22p63s1;

1s22s22p63s23p64s1;  1s22s1.Về tính kim loại thì Y > X > Z.

(8) Về tính axit thì Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 tăng dần.

(9) Về tính bazo thì NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3

(10) Về tính axit HNO3 > HPO4 > H3AsO4  >  H3SbO4.     

(11) Về tính axit HF < HCl < HBr < HI.

(12) Về tính axit HClO4, H2­SO4, HPO4­­, H2SiO3, HAlO2.

     Số sắp xếp đúng là :

     A.9                          B.10                            C.11                            D.12

C.Những kiến thức quan trọng về “liên kết hóa học” rất thường xuất hiện trong đề thi.

Câu 1 : Cho các phát biểu sau :

(1) Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa 2 ion dương và âm.         

(2) Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các hạt mang điện trái dấu.

(3) Liên kết ion được hình thành giữa kim loại và phi kim.

(4) Trong các phân tử sau : H2, O2, Cl2, HCl, NH3, H2O, HBr có 4 phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực.

     Số phát biểu đúng là :

     A.1                          B.2                              C.3                              D.4

Câu 2 : Cho các nhận định sau :

(1). Hầu hết các hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.     

(2). Hầu hết các hợp chất ion dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.

(3). Hầu hết các hợp chất ion ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.         

(4). Hầu hết các hợp chất ion tan trong nước thành dung dịch không điện li.

(5). Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử được tạo thành do sự góp chung 1 hay nhiều e.

(6). Cộng hóa trị của N trong phân tử HNO3 là 5.

(7). Liên kết cộng hóa trị có cực thường được tạo thành giữa hai nguyên tử phi kim khác nhau.

(8). Cho các oxit: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, ClO7 có 4 oxit trong phân tử có liên kết CHT phân cực.

(9). Các phân tử 1. H2 2. SO2   3. NaCl      4. NH3          5. HBr   6. H2SO4       7. CO2      đều có chứa liên kết cộng hóa trị phân cực.

     Số phát biểu đúng là :

     A.5                          B.6                              C.4                              D.7

Câu 3: Các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực?

    A. HCl,  KCl, HNO3, NO.                            B. NH3, KHSO4,  SO2,  SO3

    C. N2, H2S,  H2SO4, CO2.                              D.CH4, C2H2,  H3PO4, NO2

Câu 4: Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực?

    A.  N2, CO2,  Cl2,  H2.                                    B.  N2,  Cl2,  H2,  HCl.          

    C.  N2, HI,  Cl2, CH4.                                                D.  Cl2, O2. N2, F2.

Câu 5: Cho các chất sau :  NaCl, CO2, MgCl2, H2S, HCl, NH4NO3, HNO3, SO2, SO3, O3, H2SO4, H2SO3, P2O5, Cl2O7, H3PO4, CO.Số chất có liên kết cho nhận trong phân tử là

     A.10                                    B.9                              C.11                            D.12

Câu 6: Chọn câu sai?

     A. Kim cương thuộc loại tinh thể nguyên tử.       

     B. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.

     C. Liên kết trong tinh thể nguyên tử rất bền.

     D. Tinh thể nguyên tử có nhiệt độ nóng chảy và sôi thấp.

Câu 7: Chọn chất có dạng tinh thể ion.

     A. muối ăn.                         B. than chì.                  C. nước đá.                 D. iot.

Câu 8: Chọn chất có tinh thể phân tử.

     A. iot, nước đá, kali clorua.                                     B. iot, naphtalen, kim cương.

     C. nước đá, naphtalen, iot.                                      D. than chì, kim cương, silic.

Câu 9: Chọn câu sai: Trong tinh thể phân tử

     A. lực liên kết giữa các phân tử yếu.                     

     B. Liên kết giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị.

     C. ở vị trí nút mạng là các phân tử.                       

     D. các phân tử sắp xếp theo một trật tự xác định.

Câu 10: Tính chất chung của tinh thể phân tử là

     A. Bền vững, khó bay hơi, khó nóng chảy.            

     B. Rất cứng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá cao

     C. Mềm, dễ nóng chảy, dễ bay hơi.                     

     D. Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.

D. Những kiến thức quan trọng về “phản ứng hóa học” rất thường xuất hiện trong đề thi.

Câu 1: Chất khử là chất

     A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

     B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

     C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

     D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Câu 2: Chất oxi hoá là chất

     A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

     B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

     C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

     D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Câu 3: Chọn phát biểu không hoàn toàn đúng

     A. Sự oxi hóa là quá trình chất khử cho điện tử.

     B. Trong các hợp chất số oxi hóa H luôn là +1.

     C. Cacbon có nhiều mức oxi hóa (âm hoặc dương) khác nhau.

     D. Chất oxi hóa gặp chất khử chưa chắc đã xảy ra phản ứng.

Câu 4: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thành

     A. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu.               

     B. chất khử yếu hơn so với chất đầu.

     C. chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn.  

     D. chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

    A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.

    B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.

    C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.

    D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố

Câu 6: Cho các chất và ion sau: Zn, Cl2, FeO, Fe2O3, SO2, H2S, Fe2+, Cu2+, Ag+. Số lượng chất và ion đóng vai trò chất khử là

     A. 9                         B. 7                             C. 8                             D. 6

Câu 7: Cho các chất và ion sau: Zn, Cl2, FeO, Fe2O3, SO2, H2S, Fe2+, Cu2+, Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hoá là

     A. 2                         B. 4                             C. 6                             D. 8

Câu 8: Trong các chất: FeCl2, FeCl3 , Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, HNO3, HCl,KMnO4, NO2 . Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

    A. 2.                          B. 5.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 9: Cho dãy các chất : Fe3O4, H2O, Cl2, F2, SO2, NaCl, NO2, NaNO3, CO2, Fe(NO3)3, HCl. Số chất  trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

   A. 9.                            B. 7.                            C. 6.                            D. 8.

Câu 10: Cho các phản ứng sau:

a.  FeO + H2SO4 đặc nóng                         

b. FeS  + H2SO4 đặc nóng

c. Al2O3 + HNO3                                 

d. Cu + Fe2(SO4)3

e. RCHO + H2                           

f. Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O

g. Etilen + Br2                                        

h. Glixerol + Cu(OH)2

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là ?

   A. a, b, d, e, f, g.           B. a, b, d, e, f, h.         C. a, b, c, d, e, g.         D. a, b, c, d, e, h.     

Câu 11:  Xét phản ứng sau:   

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O (1)

2NO2 + 2KOH →  KNO2 + KNO3 + H2O (2)

     Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng

     A. oxi hóa – khử nội phân tử.                    B. oxi hóa – khử nhiệt phân.

     C. tự oxi hóa khử.                                      D. không oxi hóa – khử.

Câu 12: Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau:

3I2 + 3H2O →  HIO3 + 5HI              (1)       

HgO →  2Hg + O2                           (2)

4K2SO3 →  3K2SO4 + K2S             (3)       

NH4NO3 →  N2O + 2H2O               (4)

2KClO3 →  2KCl + 3O2                    (5)       

3NO2 + H2O →  2HNO3 + NO           (6)

4HClO4 →  2Cl2    + 7O2 + 2H2O       (7)       

2H2O2   →  2H2O      + O2                 (8)

Cl2 + Ca(OH)  →   CaOCl2 + H2O   (9)     

KMnO4  →   K2MnO4 + MnO2 + O2  (10)

a. Trong số các phản ứng oxi hoá - khử trên, số phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử là

     A. 2.                           B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

b. Trong số các phản ứng oxi hoá - khử trên, số phản ứng tự oxi hoá - khử là

    A. 6.                           B. 7.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 14 : Cho phương trình: KMnO4 + KHSO4 + NaCl → Na2SO4+ K2SO4+ Cl2 + MnSO4 + H2O. Tổng hệ số nguyên tối giản của phương trình khi được cân bằng là:

    A. 60                                   B. 56                           C. 58                           D. 57

Câu 15 : Cho phương trình : Fe(NO3)2 + KHSO4 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2

Sau khi cân bằng thì tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng là :

     A.23                                    B.21                            C.24                            D.31

Câu 16 : Cho phương trình hóa học:

a FeSO4 + b KMnO4 + c NaHSO4 → x Fe2(SO4)3 + y K2SO4 + z MnSO4 + t Na2SO4 + u H2O

 với a,b,c,x,y,z,t,u là các số nguyên tối giản.

Tổng hệ số các chất trong phương trình hóa học trên là:

     A. 28.                                  B. 46.                          C. 50.                          D. 52.

Câu 17: Cho phương trình hoá học: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O

Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản, nếu biết tỉ lệ nNO2: nNO= x : y thì hệ số của H2O là:

     A. x+2y.                 B. 3x+2y.                    C. 2x+5y.                    D. 4x+10y.

Câu 18 : Cho phản ứng: CH3COCH3 +  KMnO4 +  KHSO4 →   CH3COOH + MnSO4 +  K2SO4 + CO2 + H2O

Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là

     A. 68.                                  B. 97.                          C. 88.                          D. 101.

Câu 19 : Cho phản ứng: C6H5-CH=CH2 + KMnO4  → C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O.

Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng trên là:

     A. 31                                   B. 34                           C. 27                           D. 24.

ĐỀ TỔNG HỢP SỐ 1

Câu 1: Trong các phát biểu sau:

(1) Thêm hoặc bớt một hay nhiều nơtron của một nguyên tử trung hòa, thu được nguyên tử của nguyên tố mới.

(2) Thêm hoặc bớt một hay nhiều electron của một nguyên tử trung hòa, thu được nguyên tử của nguyên tố mới.

(3) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 4s2 thì hóa trị cao nhất của X là 2.

(4) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp ngoài cùng là 4s1 thì hóa trị cao nhất của Y là 1.

(5) Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố Z có phân lớp ngoài cùng là 3p5 thì hóa trị cao nhất của Z là 7.

Các phát biểu đúng là

     A. (2), (3), (4).                    B. (5).                          C. (3).                          D. (1), (2), (5).

Câu 2: Cho các nguyên tố: E (Z = 19), G (Z = 7), H (Z = 14), L (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố trong các oxit cao nhất có độ phân cực của các liên kết giảm dần là:

     A. E, L, H, G.                     B. E, L, G, H.             C. G, H, L, E.             D. E, H, L, G.

Câu 3: Cho phản ứng: Na2SO + KMnO4  + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.

Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là

     A. 47.                                  B. 31.                          C. 23.                          D. 27.

Câu 4: Cho dãy gồm các phân tử và ion: N2, FeSO4, F2, FeBr3, KClO3, Zn2+, HI. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

     A. 3.                                    B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 5:  Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, notron và electron là 10. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

     A. Hợp chất giữa X và Y là hợp chất ion.

     B. Trong tự nhiên nguyên tố Y tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất.

     C. Công thức phân tử của hợp chất tạo thành giữa X và Y là XY.

     D. X có bán kính nguyên tử nhỏ nhất so với các nguyên tố trong cùng chu kì với nó.

Câu 6: Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề về nguyên tử sau đây?

     A. Trong nguyên tử, nếu biết điện tích hạt nhân có thể suy ra số proton, nơtron, electron trong nguyên tử ấy.

     B. Một nguyên tố hóa học có thể có những nguyên tử với khối lượng khác nhau.

     C. Nguyên tử là một hệ trung hòa điện.

     D. Nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất của chất, không bị phân chia trong phản ứng hóa học.

Câu 7:  Một hợp chất ion Y được cấu tạo từ ion M+ và ion X-. Tổng số hạt electron trong Y bằng 36. Số hạt proton trong M+ nhiều hơn trong X- là 2. Vị trí của nguyên tố M và X trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học là

     A. M: chu kì 3, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.

     B. M: chu kì 3, nhóm IB; X: chu kì 3, nhóm VIIA.

     C. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 4, nhóm VIIA.

     D. M: chu kì 4, nhóm IA; X: chu kì 3, nhóm VIIA.

Câu 8: Cho các chất và ion sau : Al, S, O2, Cl2, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl, HNO3

Tùy theo chất tham gia phản ứng mà số chất trong các chất cho trên vừa có vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là :

     A. 7.                                    B. 6.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 9: Bán kính của các nguyên tử  giảm dần theo thứ tự là:

     A. Cl>Na>O                       B.O> Na>Cl               C.Na>Cl>O                D.O>Cl>Na

Câu 10: Cho các thí nghiệm sau:

     1) Cho Mg vào dd H2SO4(loãng).              2) Cho Fe3O4  vào dd H2SO4(loãng).

     3) Cho FeSO4 vào dd H2SO4(đặc ,nóng).  4) Cho Al(OH)3 vào dd H2SO4(đặc ,nóng).

     5) Cho BaCl2 vào dd H2SO4(đặc ,nóng).   6) Cho Al(OH)3 vào dd H2SO4(loãng)

     Trong các thí nghiêm trên số thí nghiệm xảy ra phản ứng mà H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là:

     A.2                          B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 11: Có các thí nghiệm sau được thực hiện ở điều kiện thường

1; Sục khí O2 vào dung dịch KI.                    2;Cho Fe3O4 vào dung dịch HI

3;Cho Ag và dung dịch FeCl3.                       4;Để Fe(OH)2 trong không khí ẩm một thời gian.

     Trong các thí nghiệm trên,số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là:

     A.1                          B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là

     A. 3s23p5                 B. 2s22p4.                    C. 3s23p4.                    D. 3s23p3.

Câu 13: Cho các phản ứng sau:

     a) FeCO3 + HNO3 (đặc, nóng) →                     

     b) FeS + H2SO4 (loãng) → 

     c) CuO + HNO3 (đặc, nóng) →                         

     d) AgNO3 + dung dịch Fe(NO3)2 → 

     e) CH3OH + CuO →                 

     f) metanal + AgNO3 trong dung dịch NH3 → 

     g) KClO3 →                                    

      h) anilin + Br2 (dd) → 

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là

A. a, b, c, d, e, g          B. a, d, e, f, g, h.         C. a, b, c, d, e, h.         D. a, b, d, e, f, h.

Câu 14: Cho các hạt vi mô: O2- (Z = 8); F (Z = 9); Na, Na+ (Z = 11), Mg, Mg2+ (Z = 12), Al (Z = 13). Thứ tự giảm dần bán kính hạt là

     A. Na, Mg, Al, Na+, Mg2+, O2-, F -             B. Na, Mg, Al, O2-, F - , Na+, Mg2+.

     C. O2-, F -, Na, Na+, Mg, Mg2+, Al.            D. Na+, Mg2+, O2-, F -, Na, Mg, Al

Câu 15: Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín:

(1) Li + N2 (k),

(2) Fe2O3 + CO (k),

(3) Ag + O2 (k),

(4) Cu + Cu(NO3)2 (r),

(5) Cu + KNO3 (r),

(6) Al + NaCl (r).

Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là:

     A. (2), (5), (6).                    B. (2), (3), (4).             C. (1), (3), (6).             D. (1), (4), (5).

Câu 16: Cho phản ứng hoá học:  FexOy+ HNO3 → Fe(NO3)3+ NO2+ H2O. Số phân tử  HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là:

     A. 6x+2y.               B. 6x-2y.                     C. 3x+2y.                    D. 3x-2y.

Câu 17:  Cho dung dịch X chứa KmnO4 và H2SO4 (loãng) lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, FeSO4, H2S, HCl (đặc), Na2CO3,  Số phản ứng  oxi hóa khử xảy ra có tạo sản phẩm khí là:

     A. 2.                                    B. 1.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 18:  Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ?

     A. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

     B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

     C. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.

     D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập chuyên đề nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng hóa học.. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?