BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP CHUYÊN ỨNG ĐỀ PHẢN HÓA HỌC
Câu 1: Chất khử là chất
A. cho điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 2: Chất oxi hoá là chất
A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 3: Chọn phát biểu không hoàn toàn đúng :
A. Sự oxi hóa là quá trình chất khử cho điện tử.
B. Trong các hợp chất số oxi hóa H luôn là +1.
C. Cacbon có nhiều mức oxi hóa (âm hoặc dương) khác nhau.
D. Chất oxi hóa gặp chất khử chưa chắc đã xảy ra phản ứng.
Câu 4: Trong phản ứng oxi hóa – khử
A. chất bị oxi hóa nhận điện tử và chất bị khử cho điện tử.
B. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.
C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
D. quá trình nhận điện tử gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố hóa học.
C. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
D. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố hóa học.
Câu 6: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thành
A. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu.
B. chất khử yếu hơn so với chất đầu.
C. chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn.
D. chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn.
Câu 7: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ?
A. oxit phi kim và bazơ. B. oxit kim loại và axit.
C. kim loại và phi kim. D. oxit kim loại và oxit phi kim.
Câu 8: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là :
A. +1 và +1. B. –4 và +6. C. –3 và +5. D. –3 và +6.
Câu 9: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là :
A. –2, –1, –2, –0,5. B. –2, –1, +2, –0,5.
C. –2, +1, +2, +0,5. D. –2, +1, – 2, +0,5.
Câu 10: Cho các hợp chất : NH , NO2, N2O, NO , N2
Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là :
A. N2 > NO > NO2 > N2O > NH . B. NO > N2O > NO2 > N2 > NH .
C. NO > NO2 > N2O > N2 > NH . D. NO > NO2 > NH > N2 > N2O.
Câu 11: Cho quá trình : Fe2+ → Fe 3++ 1e
Đây là quá trình :
A. oxi hóa. B. khử . C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử.
Câu 12: Cho quá trình : NO3- + 3e + 4H+ → NO + 2H2O
Đây là quá trình :
A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử.
Câu 13: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là :
A. 0,5. B. 1,5. C. 3,0. D. 4,5.
Câu 14: Khi cho Cu2S tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: Cu(NO3)2 ; H2SO4 ; NO và H2O. Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là :
A. 9 electron. B. 6 electron. C. 2 electron. D. 10 electron.
Câu 15: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 12 electron. B. nhận 13 electron.
C. nhận 12 electron. D. nhường 13 electron.
Câu 16: Khi Fe3O4 thể hiện tính oxi hoá (sản phẩm khử là Fe) thì mỗi phân tử Fe3O4 sẽ
A. nhận 1 electron. B. nhường 8 electron.
C. nhận 8 electron. D. nhường 1 electron.
Câu 17: Trong phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, một mol Cu2+ đã
A. nhận 1 mol electron. B. nhường 1 mol electron.
C. nhận 2 mol electron. D. nhường 2 mol electron.
Câu 18: Trong phản ứng FexOy + HNO3 → N2 + Fe(NO3)3 + H2O, một phân tử FexOy sẽ
A. nhường (2y – 3x) electron. B. nhận (3x – 2y) electron.
C. nhường (3x – 2y) electron. D. nhận (2y – 3x) electron.
Câu 19: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
A. bị khử. B. bị oxi hoá. C. cho proton. D. nhận proton.
Câu 20: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là : 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl
A. chất oxi hóa. B. chất khử. C. Axit. D. vừa axit vừa khử.
Câu 21: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của HCl là : MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
A. oxi hóa. B. chất khử.
C. tạo môi trường. D. chất khử và môi trường.
Câu 22: Cho phản ứng: 4HNO3 đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là :
A. chất oxi hóa. B. axit.
C. môi trường. D. chất oxi hóa và môi trường.
Câu 23: Trong phản ứng dưới đây, H2SO4 đóng vai trò là :
Fe3O4 + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
A. chất oxi hóa. B. chất khử.
C. chất oxi hóa và môi trường. D. chất khử và môi trường.
Câu 24: Trong phản ứng dưới đây, chất bị oxi hóa là :
6KI + 2KMnO4 +4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH
A. KI. B. I2. C. H2O. D. KMnO4.
Câu 25: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của HBr là gì ?
KClO3 + 6HBr → 3Br2 + KCl + 3H2O
A. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
B. là chất khử.
C. vừa là chất khử, vừa là môi trường.
D. là chất oxi hóa.
Câu 26: Cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là :
A. chất xúc tác. B. môi trường. C. chất oxi hoá. D. chất khử.
Câu 27: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của NO2 là gì ?
2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
A. chỉ bị oxi hoá. B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hóa, không bị khử. D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Câu 28: Trong các chất sau, chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử : Fe2O3, I2, O2, FeCl2, HNO3, H2S, SO2 ?
A. KMnO4, I2, HNO3. B. O2, Fe2O3, HNO3.
C. HNO3, H2S, SO2. D. FeCl2, I2, HNO3.
Câu 29: Cho các chất và ion sau : Zn ; Cl2 ; FeO ; Fe2O3 ; SO2 ; H2S ; Fe2+ ; Cu2+ ; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là :
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.
Câu 30: Cho dãy các chất và ion : Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là :
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 31*: Trong các chất : FeCl2, FeCl3 , Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 32*: Cho dãy các chất : Fe3O4, H2O, Cl2, F2, SO2, NaCl, NO2, NaNO3, CO2, Fe(NO3)3, HCl. Số chất trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là :
A. 7. B. 9. C. 6. D. 8.
Câu 33: Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng :
A. oxi hóa – khử. B. không oxi hóa – khử.
C. oxi hóa – khử hoặc không. D. thuận nghịch.
Câu 34: Cặp hóa chất có thể phản ứng oxi hóa – khử với nhau là :
A. CaCO3 và H2SO4.
B. Fe2O3 và HI.
C. Br2 và NaCl.
D. FeS và HCl.
Câu 35: Cho các phản ứng sau :
a. FeO + H2SO4 đặc nóng
b. FeS + H2SO4 đặc nóng
c. Al2O3 + HNO3
d. Cu + Fe2(SO4)3
e. RCHO + H2
f. Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O
g. Etilen + Br2
h. Glixerol + Cu(OH)2
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là ?
A. a, b, d, e, f, h. B. a, b, d, e, f, g. C. a, b, c, d, e, g. D. a, b, c, d, e, h.
Câu 36: Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là :
A. 8. B. 6. C. 5. D. 7.
Câu 37: Xét phản ứng sau :
3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O (1)
2NO2 + 2KOH → KNO2 + KNO3 + H2O (2)
Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng
A. oxi hóa – khử nội phân tử. B. oxi hóa – khử nhiệt phân.
C. tự oxi hóa – khử. D. không oxi hóa – khử.
Câu 38: Cho các phản ứng oxi hoá – khử sau :
(1) 3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI
(2) HgO → 2Hg + O2
(3) 4K2SO3 →3K2SO4 + K2S
(4) NH4NO3 → N2O + 2H2O
(5) 2KClO3 → 2KCl + 3O2
(6) 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
(7) 4HClO4 → 2Cl2 + 7O2 + 2H2O
(8) 2H2O2 → 2H2O + O2
(9) Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
(10) KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
a. Trong số các phản ứng oxi hoá – khử trên, số phản ứng oxi hoá – khử nội phân tử là :
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
b. Trong số các phản ứng oxi hoá – khử trên, số phản ứng tự oxi hoá – khử là :
A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.
Câu 39: Khi trộn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl, thì
A. không xảy ra phản ứng. B. xảy ra phản ứng thế.
C. xảy ra phản ứng trao đổi. D. xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.
Câu 40: Phản ứng nào dưới đây không xảy ra ?
A. KMnO4 + SO2 + H2O → B. Cu + HCl + NaNO3 →
C. Ag + HCl → D. FeCl2 + Br2 →
Câu 41: Sản phẩm của phản ứng SO2 + KMnO4 + H2O là :
A. K2SO4, MnO2. B. KHSO4, MnSO4.
C. K2SO4, MnSO4, H2SO4 . D. KHSO4, MnSO4, MnSO4.
Câu 42: Hòa tan Cu2S trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, dư, sản phẩm thu được là :
A. Cu(NO3)2 + CuSO4 + H2O. B. Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O.
C. Cu(NO3)2 + H2SO4 + H2O. D. Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO2 + H2O.
Câu 43: Trong phản ứng : Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là :
A. 8. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 44: Trong phản ứng : KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là :
A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.
Câu 45: Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng dưới đây là :
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
A. 55. B. 20. C. 25. D. 50.
Câu 46: Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng dưới đây là :
Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
A. 21. B. 26. C. 19. D. 28.
Câu 47: Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng là :
A. 21. B. 19. C. 23. D. 25.
Câu 48: Cho sơ đồ phản ứng : KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là :
A. 5 và 2. B. 2 và 10. C. 2 và 5. D. 5 và 1.
Câu 49: Cho sơ đồ phản ứng : Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số của các chất tương ứng là :
A. 3, 14, 9, 1, 7. B. 3, 28, 9, 1, 14.
C. 3, 26, 9, 2, 13. D. 2, 28, 6, 1, 14.
Câu 50: Cho sơ đồ phản ứng : Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O
Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là :
A. 3 và 22. B. 3 và 18. C. 3 và 10. D. 3 và 12.
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ
1A | 2D | 3B | 4B | 5B | 6D | 7C | 8C | 9B | 10C |
11A | 12B | 13D | 14D | 15D | 16C | 17C | 18C | 19B | 20B |
21D | 22D | 23C | 24A | 25B | 26C | 27D | 28B | 29D | 30B |
31C | 32B | 33C | 34B | 35B | 36D | 37C | 38DD | 39D | 40C |
41C | 42B | 43D | 44C | 45A | 46B | 47B | 48B | 49B | 50A |
51D | 52C | 53B | 54B | 55C | 56D | 57D | 58C | 59A | 60B |
61C | 62B | 63B | 64A | 65C | 66D | 67C | 68C | 69B | 70B |
71A | 72D | 73C | 74A | 75A | 76A | 77C | 78A | 79B | 80C |
81D | 82C | 83B | 84A | 85A | 86C | 87D | 88B | 89D | 90C |
91D | 92A | 93B | 94C | 95A | 96C | 97C | 98D | 99A | 100B |
101A | 102B | 103A | 104B | 105A | 106A | 107B | 108C | 109B | 110A |
111C | 112C | 113A | 114A | 115B | 116A | 117D | 118A | 119C | 120D |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm chuyên đề phản ứng Hóa học môn Hóa 10 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Các dạng bài tập liên quan đến phản ứng Hóa học năm 2019-2020
- Phương trình phản ứng hóa học của Liti, Kali, Na và hợp chất của chúng
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.