ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG HỆ THỐNG TUẦN HOÁN MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020
Câu 1: Cho Ca (Z=20).
a. Viết cấu hình electron của Ca, Ca2+.
b. Vị trí của Ca trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm)?
Câu 2: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong mỗi trường hợp sau:
a. Nguyên tử X có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3e.
b. Nguyên tố Y ở chu kì 4, nhóm VIB.
Câu 3: Nguyên tử nguyên tố A có phân mức năng lượng cao nhất là 4s1.
a. Viết cấu hình electron của A, tên A.
Cho Na (Z=11), K (Z=19), Cr (Z=24), Cu (Z=29).
b. Viết phương trình phản ứng của A với O2, Cl2, dung dịch CuSO4.
Câu 4: Anion X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6.
a. Viết cấu hình electron nguyên tử X. Tên X?
Cho F (Z=9), Cl (Z=17), Ar (Z=18), K (Z=19).
b. Viết công thức phân tử, oxit cao nhất của X.
Câu 5: Cho Na (Z=11), K (Z=19), Al (Z=13).
a. So sánh tính kim loại của các nguyên tố trên.
b. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ của các hiđroxit tương ứng.
Câu 6: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có dạng RH3. Oxit cao nhất của R chứa 74,08% oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố R? (Cho S= 32, Si= 28, P= 31, N=14, O=16, H=1).
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam kim loại kiềm X vào 391,2 gam nước thu được 4,48 lít khí hiđro ở đktc.
a. Xác định tên X.
b. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 8g kim loại R có hóa trị II vào 200g dung dịch HCl vừa đủ. Sau pứ thu được dung dịch có nồng độ là 10,07%. Xác định kim loại R ?
Câu 9.Hòa tan hoàn toàn 4,6g một kim kiềm vào trong 59,6 g nước. Sau pứ thu được dd có nồng độ là 12,5%
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra ?
b.Tìm kim loại đã cho ?
Câu 10: Oxit cao nhất của R có công thức là R2Oy. Phân tử lượng của oxit là 183 và có thành phân khối lượng của oxi là 61,2%. Xác định R, viết cấu hình e của R ?
Câu 11. Cho 1,4g một kim loại kiềm vào 100 g nước thu được 101g dd. Viết ptpư, Tìm tên kim loại kiềm ?
Câu 12. A và B là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một chu kì có tổng điện tích hạt nhân là 23(Trong đó A có tính kim loại mạnh hơn B). Xác định số hiệu nguyên tử của A và B ?
1. Viết cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố sau
a/ X ở chu kì 3, nhóm IIIA
b/ Y ở chu kì 4, nhóm VII B
2. So sánh tính phi kim của S( Z= 16) lần lượt với O( Z= 8) và với P (Z= 15). Giải thích ngăn gọn.
3. Cho nguyên tố Fe( Z = 26)
a/ Viết cấu hình electron, xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn.
b/ Khi Fe cho đi 2e tạo ion Fe2+ và khi cho 3e tạo ion Fe3+. Viết cấu hình electron tương ứng của Fe2+, Fe3+
4. a/ Hãy viết công thức oxit cao nhất, công thức hidroxit tương ứng của các nguyên tố Si, P, S, Cl.
b/ Hãy sắp xếp các hidroxit tương ứng của các nguyên tố trên theo chiều tính axit giảm dần.
5. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron gồm 6 phân lớp electron, với phân lớp cuối cùng chưa đủ electron. Hãy viết cấu hình electron đầy đủ và xác định vị trí của X trong bảng tuần hòan.
6. R có công thức hợp chất khí với hidro là RH3. Trong hợp chất oxit cao nhất thì R chiếm 25,93% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của R, cho biết tên của R. Viết công thức hidroxit tương ứng của R.
7. Cho 11,7g kim loại kiềm vào 188,6 ml nước thu được dung dịch A và 3,36 lít khí (ở đkc).
a/ Xác định nguyên tử khối và tên kim loại kiềm
b/ Tính C% dung dịch A.
8. Cho A (Z=19). Xác định vị trí, của A trong bảng tuần hoàn, xác định tính chất của A ?
9. Viết cấu hình electron nguyên tử X, Y, Z trong các trường hợp sau:
a. Anion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6.
b. Y có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron.
c. Z thuộc chu kì 3, nhóm IIA.
10. Khái niệm đồng vị, nguyên tố hóa học?
11. Viết phương trình phản ứng khi cho Na tác dụng với khí Cl2, dung dịch CuSO4.
12. Khi cho 1,2 gam một kim loại kiềm thổ pư vừa đủ với 18,25 g dd HCl thấy thoát ra 0,672 lit khí (đktc).
a. Hãy cho biết tên kim loại kiềm thổ đó?
b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng.
12. A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong hạt nhân của nguyên tử A và B là 32. Xác định tên hai nguyên tố đó.
13. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử R là 40, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
Xác định số p, n, e, số khối A. Viết kí hiệu nguyên tử R?
14. Hãy viết cấu hình e và xác định vị trí trong Bảng HTTH của:
a/ Fe( Z = 26)
b/ Mg( Z = 12)
15. Cho nguyên tố X có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là3p5. Hãy :
a. Viết cấu hình electron đầy đủ và cho biết X là kim loại hay phi kim?
b. X có xu hướng cho hay nhận electron, viết cấu hình của ion tương ứng?
16. Cho 7,8 gam kim loại kiềm A tác dụng hoàn toàn với nước thì thu được 2,24 lít H2 (đktc) và dung dịch X.
a. Xác định tên kim loại A?
b. Trung hòa dd X bằng dd H2SO4 2M. Tính thể tích axit đã dùng?
17. Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử A có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4p. Nguyên tử của nguyên tố B có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s. Biết tổng số e của hai phân lớp này là 7. Viết cấu hình electron đầy đủ của A và B?
18. Ion R2+ và X2- cùng có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6.Viết cấu hình electron của R, X, xác định số hiệu nguyên tử của R, X? Xác định vị trí của R, X trong bảng tuần hoàn?
19. Viết cấu hình electron của nguyên tố trong các trường hợp sau
a. X có Z = 29.
b. Y không phải khí hiếm, có 3 lớp, e lớp ngoài cùng lớn hơn 6.
c. G thuộc chu kì 2, nhóm IVA.
d. H thuộc chu kì 4, nhóm IIB
e. M có tổng số e thuộc các phân lớp p là 7.
f. N có 6 phân lớp, phân lớp ngoài cùng có số electron chưa bão hòa.
20. Cho nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
a. Viết cấu hình e của X. Cho biết X là nguyến tố gì (kim loại/ phi kim/khí hiếm)?
b. Y và T là 2 đều cùng nhóm với X và ở 2 chu kì liên tiếp với X (ZY < ZX, ZX) Y, T?
21. Ion M2+ và X3- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng làn lượt là 3p6, 4p6
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử M, X.
b. Xác định vị trí của M, X trong bảng tuần hoàn.
22. Cho Ca (z=20).
a. Nguyên tử Ca có khuynh hướng tạo thành ion nào? Viết cấu hình electron của ion tương ứng.
b. Viết phương trình phản ứng của Ca với O2, với S, với dung dịch CuCl2.
23. Nguyên tử R có tổng các hạt là 58, số p ít hơn n 1 hạt. Tính p, n, e, Z, A. Viết kí hiệu nguyên tử.
24. Hoà tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm A, B ở 2 chu kì liên tiếp vào 300 ml nước thu được 5,6 lit khí (đkc) và dung dịch Y.
a. Xác định tên của A, B ?
b. Tính CM các chất trong dung dịch Y thu được.
....
Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi trong Đề ôn tập hệ thống bảng tuần hoàn môn Hóa học 10 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu tại đây:
- Câu hỏi trắc nghiệm và các dạng bài tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học năm 2019-2020
- Lý thuyết và bài tập về bảng tuần hoàn nguyên tố Hóa học môn Hóa 10 năm 2019-2020
Chúc các em học tập tốt !