CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
A. Lý thuyết trọng tâm
I-Sự phân chia thành các nhóm nước.
1. Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế và được xếp vào hai nhóm : phát triển và đang phát triển.
2. Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) lớn, đầu tư ra ngước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) cao.
3. Các nước đang phát triển thường có GDP/ người nhỏ, nợ nước ngoài nhiều và HDI thấp.
4. Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs) như Hàn Quốc, Xing-ga-po, Hồng Công, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,…
II-Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nhóm nước.
5. GDP có sự chênh lệch lớn giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
6. Các nhóm nước có sự khác biệt về các chỉ số xã hội.
STUDY TIP Tuổi thọ bình quân năm 2005 của các nước phát triển là 76, của các nước đang phát triển là 65 (trung bình của thế giới là 67). Tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới thuộc các nước ở Đông Phi và Tây Phi là 47. |
III-Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
7. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nhân loại tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với đặc trưng là xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao. Bốn công nghệ trụ cột, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế-xẫ hội là : công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
8. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
9. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tác động ngày càng sâu sắc, làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới, dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao, được gọi là nền kinh tế tri thức.
B. Bài tập vận dụng
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là
A. Thành phần chủng tộc và tôn giáo.
B. Quy mô dân số và cơ cấu dân số.
C. Trình độ khoa học – kĩ thuật.
D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển?
A. Đầu tư ra nước ngoài nhiều
B. Dân số đông và tăng nhanh
C. GDP bình quân đầu người cao
D. Chỉ số phát triển ccon người ở mức cao
Câu 3: Biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển không bao gồm
A. Nợ nước ngoài nhiều
B. GDP bình quân đầu người thấp
C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao
D. Chỉ số phát triển con người ở mức thấp
Câu 4: Nước nào dưới đây thuộc các nước công nghiệp mới (NICs)?
A. Hoa Kì, Nhật Bản, Pháp
B. Pháp, Bô-li-vi-a, Việt Nam
C. Ni-giê-ri-a, Xu-đăng, Công-gô
D. Hàn Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na
Câu 5: Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước phát triển so với nhóm nước đang phát triển là:
A. Tỉ trọng khu vực III rất cao
B. Tỉ trọng khu vực II rất thấp
C. Tỉ trọng khu vực I còn cao
D. Cân đối về tỉ trọng giữa các khu vực
---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm kiến thức Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Địa lí 11, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu khác cùng chuyên mục tại đây:
- 30 Câu hỏi trắc nghiệm về các đặc điểm của Liên minh Châu Âu Địa lí 11 mức độ nhận biết
- 37 Bài tập trắc nghiệm ôn tập kiến thức về Liên minh châu Âu (EU) Địa lí 11 có đáp án
Chúc các em học tập thật tốt!