CÂU HỎI ÔN THI HKII - MÔN SINH HỌC - KHỐI 11
Câu 1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. Tại sao hệ tuần hòan của côn trùng được gọi là hệ tuần hòan hở và hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần hòan kín. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?
a. Cấu tạo và chức năng hệ tuần hoàn:
* Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu:
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô.
- Tim: là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.
- Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
*Chức năng của hệ tuần hoàn:
Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
b.
- hệ tuần hòan hở: vì có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu, đivào khoang cơ thể
- hệ tuần hòan kín: vì máu lưu thông liên tục trong mạch kín
c. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở : Trong hệ tuần hoàn kín máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi xa, đến cơ quan nhanh, đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
Câu 2. Hô hấp ở động vật là gì? Hãy liệt kê các hình thức hô hấp của động vật ở nước và động vật ở cạn. Tại sao sự trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao so với các động vật ở nước?
a. Hô hấp ở động vật: là tập hợp những quá trình trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào cung cấp cho các quá trình oxi hoá các chất trong tế bào, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể.
b. Liệt kê các hình thức hô hấp của động vật ở nước và động vật ở cạn
- Động vật ở nước: Hô hấp bằng mang và qua bề mặt cơ thể
- Động vật ở cạn: Hô hấp bằng phổi, bằng hệ thống ống khí và qua bề mặt cơ thể
c. Sự trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao vì:
- Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng nên dòng nước qua mang liên tục
- Dòng nước qua mang chảy song song và ngược chiều với dòng máu chảy trong mao mạch
Câu 3. Bề mặt trao đổi khí là gì? Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? Tại sao khi bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh bị chết?
a. Bề mặt trao đổi khí: là bộ phận cho oxi từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào ( hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào ( hoặc máu ) ra ngoài
b. Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí :
- Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ S/V lớn.)
- Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua
- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
- Có sự lưu không khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
c. Khi bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh bị chết: do khí O2 và CO2 không khuếch tán qua da được vì da bị khô
Câu 4. Tính tự động của tim: Khái niệm, nguyên nhân, cơ chế hoạt động của tim?
a. Tính tự động của tim: là khả năng co giãn tự đông theo chu kì của tim.
b. Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim: do hệ dẫn truyền tim gồm: Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng Puoc-kin.
c. Cơ chế hoạt động của tim:
- Nút xoang nhĩ : tự phát xung điện theo chu kỳ , truyền xung điện ¨ cơ tâm nhĩ, làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất
- Nút nhĩ thất : nhận xung điện từ nút xoang nhĩ ¨ bó His rồi theo mạng Puoc-kin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
Câu 5. Chu kì hoạt động của tim. Mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể và giải thich mối liên quan này?
Chu kì tim: là một lần co và dãn nghỉ của tim .
- Một chu kì tim (0.8s) gồm 3 pha: Tâm nhĩ co: 0.1s ; Tâm thất co: 0.3s ; Pha giãn chung: 0.4s
- Nhịp tim là số chu kì tim trong một phút.
b. Mối liên quan:
- Động vật càng nhỏ tim đập càng nhanh và ngược lại động vật càng lớn tim đập càng chậm
- Động vật có kích thước cơ thể càng nhỏ tim đập càng nhanh vì chúng có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể so với thể tích (S/V) lớn nên sự mất nhiệt ra môi trường ngoài rất nhiều , do đó để duy trì thân nhiệt thì chúng phải tăng cường các quá trình trao đổi chất , quay vòng máu thật nhanh vì thế nhịp tim tăng lên
Câu 6. Khái niệm sinh trưởng ở thực vật. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp vàsinh trưởng thứ cấp ở thực vật? Tại sao ở thực vật một lá mầm không có sinh trưởng thứ cấp?
a. Khái niệm sinh trưởng ở thực vật:
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể (chiều dài, bề mặt, thể tích) do tăng số lượng và kích thước tế bào.
b. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật:
Tiêu chí | Sinh trưởng sơ cấp | Sinh trưởng thứ cấp |
Khái niệm | Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao) của thân rễ | Sinh trưởng theo chiều ngang ( chu vi ) của thân rễ |
Nguyên nhân – cơ chế | Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh | Do hoạt động của mô phân sinh bên |
Đối tượng | Cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm | Cây hai lá mầm |
Câu 7. Hoocmôn thực vật là gì? Phân làm mấy nhóm, đặc điểm chung của hoocmôn thực vật?
a. Hoocmôn thực vật: (phitôhoocmon) là chất hữu cơ do cây tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây
b. Được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm kích thích sinh trưởng (AIA, GA, XITÔKININ)
- Nhóm ức chế sinh trưởng (a. APXIXIT, ÊTYLEN )
c. Đặc điểm chung:
- Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây
- Nồng độ rất thấp gây biến đổi mạnh trong cơ thể.
- Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmon động vật bậc cao.
Câu 8. Nêu một số biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmon thực vật. Trong việc ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo cần tránh điều gì? Vì sao?
a. Một số biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmon thực vật
Auxin : Kích thích ra rễ và kích thích thụ tinh kết hạt (cà chua) .
Giberelin : Phá ngủ cho hạt, củ (khoai tây), tạo quả không hạt (nho)
Xitokinin : Nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích chồi nách sinh trưởng.
Etilen : Thúc quả xanh chóng chín và sản xuất dứa trái vụ.
Axit abxixic: Ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá.
b. Điều cần tránh trong việc ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo
Không nên sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn vì các chất nhân tạo không có enzim phân giải, chúng sẽ tích lũy lại trong nông phẩm gây độc hại cho người và gia súc.
Câu 9. Phát triển của thực vật là gì? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển?
a. Phát triển của thực vật: là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, biểu hiện ở 3 quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá tế bào, mô và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt) b. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống thực vật. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt
Câu 10. Nêu các khái niệm về sinh trưởng, phát triển và biến thái ở động vật. Dựa vào biến thái chia phát triển của động vật thành mấy kiểu?
a. Các khái niệm:
- Sinh trưởng: quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển: là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan, cơ thể
- Biến thái: là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo, sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng.
b. Dựa vào biến thái chia phát triển của động vật thành các kiểu :
- Phát triển không qua biến thái
- Phát triển qua biến thái:
- Phát triển qua biến thái hoàn toàn
- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-19 của Hướng dẫn giải chi tiết một số câu hỏi tự luận ôn thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !