GIẢI CHI TIẾT DẠNG BÀI TẬP VỀ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
1. Bài tập 1:
Trong khoảng thời gian 10s, dòng điện qua dây dẫn tăng đều từ I1 = 1A đến I2 = 4A. Tính cường độ dòng điện trung bình và điện lượng qua dây trong thời gian trên.
Giải
- Cường độ dòng điện trung bình:
I = (I1 + I2)/2 = (1+4) / 2 = 2,5A
- Điện lượng qua dây trong thời gian trên:
q = I.t = 2,5.10 = 25 C.
2. Bài tập 2:
Một bộ acquy có suất điện động 12V, cung cấp một dòng điện 2A liên tục trong 8 giờ thì phải nạp lại. Tính công mà acquy sản sinh ra trong khoảng thời gian trên.
Giải
Ta có:
A = qE = EIt = 12.2.8.3600 = 691200 J
3. Bài tập 3:
Lực lạ thực hiện công 1200 mJ khi di chuyển một lượng điện tích 50 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện.
a) Tính suất điện động của nguồn điện này.
b) Tính công của lực lạ khi di chuyển một lượng điện tích 125 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện.
Giải
a) Suất điện động của nguồn:
E = A/q = 1,2 / 5.10-2 = 24V
b) Công của lực lạ khi di chuyển một lượng điện tích 125.10-3 C giữa hai cực bên trong nguồn điện.
Ta có:
E = A/q => A = qE = 125.10-3.24 = 3J
4. Bài tập 4:
Một bộ acquy có suất điện động 12V nối vào một mạch kín.
a) Tính lượng điện tích dịch chuyển ở giữa hai cực của nguồn điện để acquy sản ra công 720 J.
b) Thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy này.
c) Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 phút.
Giải
a) Ta có:
E = A / q => q = A/E = 720 /12 = 60C
b) Cường độ dòng điện:
I = A / Et = 720 / 12.5.60 = 0,2A
c) Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 phút:
Ne = q/ |e| = It/|e| = 0,2.60 / 1,6.10-19 = 7,5.1019 e
5. Bài tập 5:
Một dây dẫn kim loại có các electron tự do chạy qua và tạo thành một dòng điện không đổi. Dây có tiết diện ngang S = 0,6 mm2, trong thời gian 10 s có điện lượng q = 9,6 C đi qua. Tính:
a) Cường độ và mật độ dòng điện qua dây dẫn.
b) Số electron đi qua tiết diện ngang của dây dẫn trong 10s
c) Tính tốc độ trung bình của các electron tạo nên dòng điện, biết mật độ electron tự do là n = 4.1028 hạt/m3
Giải
a) Cường độ dòng điện:
I = q/t = 0,96A
Mật độ dòng điện:
I = I /S = 1,6.106 ( A/m2)
b) Số electron đi qua tiết diện ngang của dây:
N = q/ |e| = 6.1019 hạt
c) Tốc độ trung bình của các hạt tạo nên dòng điện:
v = I / nq = I / n|e| = 2,5.10-4 m/s = 0,25 mm
6. Bài tập 6:
Trong khoảng thời gian 20s, dòng điện qua dây dẫn tăng đều từ I1 = 1A đến I2 = 4A. Tính cường độ dòng điện trung bình và điện lượng qua dây trong thời gian trên.
Giải
- Cường độ dòng điện trung bình:
I = (I1 + I2)/2 = (1+4) / 2 = 2,5A
- Điện lượng qua dây trong thời gian trên:
q = I.t = 2,5.20 = 50 C.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết các bài tập về dòng điện không đổi môn Vật Lý 11 năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.