CƠ SỞ DI TRUYỀN SINH HỌC 12
Câu 1. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ à 5.
D. Nhờ các Enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
Câu 2. Đánh giá tính chính xác của các nội dung sau
(1) ADN tái tổ hợp phải từ hai nguồn ADN có quan hệ loài gần gũi.
(2) Gen đánh dấu có chức năng phát hiện tế bào đã nhận ADN tái tổ hợp.
(3) Plasmit là thể truyền duy nhất được sử dụng trong kĩ thuật chuyền gen.
(4) Các đoạn ADN được nối lại với nhau nhờ xúc tác của enzim ADN - ligaza.
A. (1) đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) sai. B. (1) đúng, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai.
C. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) sai. D. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng.
Câu 3. Nghiên cứu ở một loài thực vật nguời ta thấy cây dùng làm bố khi giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo có thể cho tối đa 28 loại giao tử. Lai 2 cây của loài này với nhau thu được một hợp tử \( F_ {1} \). Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử thuộc dạng
A. Thể lệch bội. B. Thể ba nhiễm. C. Thể tứ bội. D. Thể tam bội.
Câu 4. Hai phân tử ADN chứa đoạn N15 có đánh dấu phóng xạ, trong đó ADN thứ nhất được tái bản 3 lần, ADN thứ 2 được tái bản 4 lần đều trong môi trường chứa N14. Số phân tử ADN con chứa N15 chiếm tỉ lệ:
A. 8.33% B. 75% C. 12.5% D. 16.7%
Câu 5. Cho các thông tin sau đây:
(1). mARN sau khi phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
(2). Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3). Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4). mARN sau khi phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
A. (1) và (4) B. (2) và (3) C. (3) và (4) D. (2) và (4)
Câu 6. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đột biến đảo đoạn?
A. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở động vật và thực vật.
B. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở lên không hoạt động.
C. Đột biến đảo đoạn làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể.
D. Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn đến làm phát sinh loài mới.
Câu 7. Phân tử ADN ở vùng nhân của E.coli có tổng số liên kết hiđro là 3450 liên kết. Trên mạch 1 có số lượng nuclêôtit loại G bằng loại X và số X gấp 3 lần nuclêôtit loại A trên mạch đó. Số lượng nuclêôtit loại A trên mạch 2 gấp 5 lần số lượng A trên mạch 1. Xác định phương án trả lời sai:
A. Khi phân tử ADN nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường 2070 nuclêôtit loại A và 2070 nu loại X
B. Số lượng liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN trên là 2758
C. Phân tử ADN có A = T = G = X = 690
D. Mạch 2 có số lượng các loại nu A = 575; T = 115; G = 345; X = 345
Câu 8. Xét các phát biểu sau đây:
(1) Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì dẫn đến đột biến gen
(2) Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến
(3) Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến
(4) Đột biến gen phát sinh trong pha S của chu kỳ tế bào
(5) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau.
Có bao nhiêu phát biểu đúng
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 9. Hình nào dưới đây mô tả cấu trúc không gian của 1 đoạn ADN
A. \(\frac{{5'XAXGTXA3'}}{{3'GTGXAGT5'}}\) B. \(\frac{{5'UAXXGUA3'}}{{5'AUGGXAU3'}}\) C. \(\frac{{5'XAXGTXA3'}}{{5'GTGXAGT3'}}\) D. \(\frac{{5'UAXXGUA3'}}{{3'AUGGXAU5'}}\)
Câu 10. Trên phân tử ADN có bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi xảy ra đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp G - X bằng cặp A - T của bazơ nitơ dạng hiếm?
A. G*-X → G*-T → A-T B. G*-X → G*-A → A-T
C. G*-X → T-X → A-T D. G*-X → A-X → A-T
Hướng dẫn giải chi tiết từ câu 1-10 của trắc nghiệm Cơ sở di truyền Sinh học 12
Câu 1. Đáp án C
C. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5. → sai, ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’-3’
Câu 2. Đáp án D
(1) ADN tái tổ hợp phải từ hai nguồn ADN có quan hệ loài gần gũi. (sai)
(2) Gen đánh dấu có chức năng phát hiện tế bào đã nhận ADN tái tổ hợp. (đúng)
(3) Plasmit là thể truyền duy nhất được sử dụng trong kĩ thuật chuyền gen. (sai)
(4) Các đoạn ADN được nối lại với nhau nhờ xúc tác của enzim ADN - ligaza. (đúng)
Câu 3. Đáp án D
Cơ thể cho tối đa 28 loại giao tử → có 8 cặp NST. → 2n = 16
Một hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 lần cho 24 = 16 tế bào
Số NST trong mỗi tế bào là 384 ÷ 16 = 24 → thể tam bội
Câu 4. Đáp án D
Số phân tử chứa N15 bằng số mạch của 2 phân tử ADN ban đầu : 4
Số phân tử được tạo ra là 24
Số phân tử ADN chứa N15 là 4/24 = 16,7%
Câu 5. Đáp án B
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
(2). Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3). Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
Câu 6. Đáp án C
C. Đột biến đảo đoạn làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể. → sai, đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài NST.
Câu 7. Đáp án B
Ta có G1 = X1 = 3A1 → G=X= 6A1; A2 = 5A1 →A = T = 6A1 → A=T=G=X
H= 2A + 3G = 3450 → 12A1 + 18A1 = 3450 =115 → N = 24A1 = 2760 nucleotit , A=T=G=X = 690 → C đúng
Ta có A2 = 5A1 = 575 ; T2 = A1 = 115; G2 =X2 = G1 = X1 = 3A1 = 345 → D đúng
Số liên kết hóa trị là N (vì là ADN vòng) → B sai
Khi gen nhân đôi 2 lần số nucleotit loại Xmt = Amt = A (22 – 1) = 2070 → A đúng
Câu 8. Đáp án B
(1) Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì dẫn đến đột biến gen à đúng
(2) Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến à đúng
(3) Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến à sai, đột biến gen có thể do kết cặp sai trong nhân đôi
(4) Đột biến gen phát sinh trong pha S của chu kỳ tế bào à đúng
(5) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau à sai, đột biến gen ở tế bào sinh dưỡng không truyền cho thế hệ sau
Câu 9. Đáp án A
Hình mô tả cấu trúc không gian của 1 đoạn ADN: \(\frac{{5'XAXGTXA3'}}{{3'GTGXAGT5'}}\)
Lưu ý: các loại nu của ADN, chiều, nguyên tắc bổ sung.
Câu 10. Đáp án A
Trên phân tử ADN có bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi xảy ra đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T. Sơ đồ mô tả đúng cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp G - X bằng cặp A - T của bazơ nitơ dạng hiếm:
A. G*-X → G*-T → A-T
{-- Nội dung đề và lời giải chi tiết từ câu 11-19 của tài liệu Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cơ sở di truyền Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Câu 20. Xét mô hình dạng B của ADN. Gen D dài 510 nm và có A = 10%. Gen D bị đột biến thành alen d. So với gen D, alen d ngắn hơn 1,02 nm và ít hơn 8 liên kết hiđrô. Cho các nhận định sau:
I. Cặp gen Dd nhân đôi 2 lần cần môi trường nội bào cung cấp 7194 nuclêôtit loại guanin.
II. Cặp gen Dd có tổng cộng 599 nuclêôtit loại timin.
III. Cặp gen Dd có tổng cộng 8392 liên kết hiđrô.
IV. Dạng đột biến xảy ra đối với gen trên là mất 1 cặp A - T và mất 2 cặp G - X.
V. Gen D có nhiều liên kết hiđrô hơn gen d.
Số nhận định đúng là:
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 21. Trong quá trình giảm phân ở cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường; Các tế bào còn lại giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường.
Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về phép lai: ♂AaBbDd x ♀AaBbDd, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Có tối đa 27 loại kiểu gen bình thường và 36 loại kiểu gen đột biến.
II. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử.
III. Thể ba có thể có kiểu gen là AabbbDd.
IV. Thể một có thể có kiểu gen là aabdd.
A. 3. B. 1 C. 4. D. 2.
Câu 22. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thế lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. n+1. B. n-1. C. 2n - 1. D. 2n+1.
Câu 23. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
B. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 24. Khi nói về hậu quả của đột biến chuyển đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Có thể làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
II. Không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trong nhóm gen liên kết.
III. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
IV. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
V. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 25. Các bộ ba trên mARN có vai trò qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là
A. UAG; UAA; UGA. B. UAA; UAU; UGA.
C. UAA; UAG; UGU. D. UAG; AUG; AGU.
Câu 26. Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
B. Khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã với số lần bằng nhau.
C. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. Khi môi trường không có lactozo thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
Câu 27. Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin.
B. Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG3’.
C. Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính thoái hóa của mã di truyền.
D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra tối đa 24 cođon mã hóa các axit amin.
Câu 28. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, cũng có cả enzim ARN-pôlimeraza tham gia.
B. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’
C. Quá trình nhân đôi ADN xảy ra theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung.
D. Trên mạch khuôn có chiều 5’ → 3’, mạch mới cũng được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
Câu 29. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch, số nuclêôtit loại timin ở mạch 1 của gen này là
A. 150. B. 300. C. 450. D. 600.
Câu 30. Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n?
A. 212. B. 224. C. 208. D. 128.
Hướng dẫn giải chi tiết từ câu 20-30 của trắc nghiệm Cơ sở di truyền Sinh học 12
Câu 20. Đáp án B
D: 2A+2G = 3000; A = 10% → A = T = 300; G = X = 1200
d ngắn hơn 1,02nm = 10,2A0; ít hơn 8 liên kết hidro → mất 3 cặp nu (2G-X; 1A-T)
→ A = T = 299; G = X = 1198
I. Cặp gen Dd nhân đôi 2 lần cần môi trường nội bào cung cấp 7194 nuclêôtit loại guanine.
→ đúng, G cung cấp 2 lần nhân đôi của Dd = (1200+1198).(22-1) = 7194.
II. Cặp gen Dd có tổng cộng 599 nuclêôtit loại timin. → đúng, số nu T = 300+299 = 599
III. Cặp gen Dd có tổng cộng 8392 liên kết hiđrô. → đúng, số liên kết hidro của Dd =
(2.300+3.1200)+(2.299+3.1198) = 8392
IV. Dạng đột biến xảy ra đối với gen trên là mất 1 cặp A - T và mất 2 cặp G - X. → đúng
V. Gen D có nhiều liên kết hiđrô hơn gen d. → đúng
Câu 21. Đáp án A
P : ♂AaBbDd x ♀AaBbDd
G : (A,a)(Bb, B, b, O)(D,d) (A,a)(B,b)(D,d)
I. Có tối đa 27 loại kiểu gen bình thường và 36 loại kiểu gen đột biến. → đúng
KG bình thường = 33 = 27 ; KG đột biến = 3.4.3 = 36
II. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử. → đúng
Số giao tử đực = 2.4.2 = 16
III. Thể ba có thể có kiểu gen là AabbbDd. → sai, không có thể ba này
IV. Thể một có thể có kiểu gen là aabdd. → đúng
Câu 22. Đáp án D
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thế lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là 2n+1
Câu 23. Đáp án B
A. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. → sai, đột biến xoma không di truyền
B. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. → đúng
C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình. → sai, đột biến gen lặn khi ở trạng thái dị hợp không biểu hiện ra kiểu hình.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. → sai, đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 24. Đáp án A
Khi nói về hậu quả của đột biến chuyển đoạn NST, các phát biểu đúng:
I. Có thể làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
III. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
IV. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
V. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
Câu 25. Đáp án A
Các bộ ba trên mARN có vai trò qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là UAG; UAA; UGA.
Câu 26. Đáp án B
A. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac. à sai, gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac
B. Khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã với số lần bằng nhau. → đúng
C. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. → sai, vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. Khi môi trường không có lactozo thì gen điều hòa (R) không phiên mã. → sai, gen điều hòa luôn phiên mã kể cả khi môi trường có hay không có lactozo.
Câu 27. Đáp án D
Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin. → sai, chỉ có 61 codon mã hóa aa.
B. Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG3’. → sai, anticodon của metionin là 3’UAX5’
C. Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính thoái hóa của mã di truyền. → sai, mỗi codon mã hóa 1 aa gọi là tính đặc hiệu.
D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra tối đa 24 cođon mã hóa các axit amin. → đúng, vì 3 codon kết thúc không quy định aa.
Câu 28. Đáp án B
B. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’→ sai, ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’
Câu 29. Đáp án A
2A+3G = 3900
G = 900
→ A = 600
→ số nu 1 mạch = 1500
A1 = 450 → A2=150
Mà T1 = A2 =150
Câu 30. Đáp án B
Giả sử đột biến xảy ra sau x lần nguyên phân, sau đó chúng tiếp tục nguyên phân k lần
→ số TB tạo ra trước đột biến = 2x
1 TB đột biến trong nguyên phân → 1 tế bào 4n
Tế bào này tiếp tục nguyên phân k-1 lần → tạo ra 2k-1 tế bào chứa 4n
Còn lại 2x -1 tế bào 2n tiếp tục nguyên phân k lần tạo ra: (2x – 1) (2k) tế bào 2n
→ 2k-1 + (2x – 1) (2k) = 240 → 2x = 240/2k + 1/2
Điều kiện x và k là số nguyên → x=3, k = 5 thỏa mãn
Số TB con có 2n = (23 – 1).25 = 224 tế bào
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !