HƯỚNG DẪN GIẢI CÂU KHÓ ĐỀ THI THPT QG MÔN HÓA NĂM 2019 – MÃ ĐỀ 213
Câu 65. B
Câu 66.
Hỗn hợp X có metan, etylen, propin, vinylaxetilen và amol H2 nung → 0,1 mol hhY (gồm các hydrocacbon) có d/H2 =14,4; 0,1 mol Y phản ứng max với 0,06 mol Br2/dd. Tính a?
Giải:
Khối lượng hỗn hợp X = khối lượng hỗn hợp Y = 0,1. 28,8 = 2,88g
Đặt hh (H,C) trong X: CnH4 tương ứng là CnH2n+2-2x (0,1mol)
trong đó x lk pi thì 2n+2-2x = 4 hay x = n-1 (1)
BTKL: 0,1(12n + 4) + 2a = 2,88 hay 1,2n + 2a= 2,48 (2)
BT số mol LK pi: 0,1x = a + 0,06 (3).
Thay (1) vào (3) → n=10a + 1,6; kết hợp với (2) → a = 0,04.
Câu 67:
Giải: X (C8H12O5) là este của glixerol và 2 ax cacboxilic ko có khả năng tráng bạc → ko phải HCOOH;
X là đieste của glixerol với 2 axit;
pt X có 3 lk pi nên có 1 axit no, 1 axit ko no.
CT dạng: (CH2=CH-COO)(C3H5OH)(OOC-CH3) → có 3 CTCT.
Muối Y là CH3COONa; muối Z là C2H3COONa – natri acrylat.
Câu 68:
m(g) Al + dd 0,2mol H2SO4 → H2 + ddX.
Cho dd NaOH 2M vào ddX:
Khi NaOH : 0,28 mol thu (2a + 1,56)g Al(OH)3
Khi NaOH: 0,48 mol thu a(g) Al(OH)3. Tính m, a?
Giải: số mol Al là x(mol) thì ddX gồm: xmol Al3+; (0,4 – 3x) mol H+.
NaOH là 0,28 mol thì smol pứ Al3+ = (3x - 0,12) sẽ tạo kết tủa:
(x - 0,04) mol = (2a+1,56)/78 (1)
và dư Al3+.
NaOH là 0,48mol thì số mol pứ Al3+ = (0,08+3x) có tạo aluminat, số mol kết tủa là:
a/78 = 4x – (0,08+3x) hay a/78 = x – 0,08 (2).
Giải hệ (1,2): x = 0,1 nên m = 2,7 và a = 1,56
Câu 69: 0,55 mol hỗn hợp X (H2O, CO2) qua C nóng đỏ → 0,95 mol hhY (CO, H2, CO2);
cho Y + dd 0,1mol Ba(OH)2 → m(g) kết tủa?
Giải:
C+ H2O → CO + H2 và C + CO2 → 2CO
2 pứ trên → số mol khí sinh ra gấp đôi số mol khí pứ; mà hơi nước đã hết nên CO2 dư. Số mol khí và hơi nước đã pứ: 0,95 – 0,55 = 0,4 vậy khí CO2 còn lại là 0,55 -0,4 = 0,15.
Tỉ lệ mol OH/CO2 = 1,3 nên số mol BaCO3 = 0,2 – 0,15 = 0,05 là 9,85g kết tủa.
Câu 70:
Có 4 trường hợp có kết tủa là a (BaSO4); b (CaCO3); c (Al(OH)3; e (Ag).
Câu 71:
m(g) chất béo X cần 3,08 mol O2 → CO2 + 2 mol H2O; m(g) X + NaOH → glixerol + 35,36g muối; m(g) X + tối đa a(mol) brom?
Giải:
Đặt pt X có k lk pi, số mol là x, số mol CO2 là y;
BT mol O: 6x + 2.3,08 = 2y + 2 hay 6x – 2y = - 4,16 hay y = 3x +2,08.
BTKL pứ cháy: m + 3,08.32 = 44y + 2.18 thay y = 3x+2,08 được: m – 132x = 28,96 (1).
Pứ xà phòng hóa X thì: klg X + klg NaOH = klg muối + klg glixerol → m +3x.40 = 35,36 + x.92 hay m + 28x = 35,36 (2).
Giải hệ (1,2) được x = 0,04 → y = 2,2.
Khi pứ brom thì số mol Br2 = x(k-3); vì số mol CO2 → số mol H2O = x(k-1) nên k = 6.
Số mol Br2 = 0,04. 3 = 0,12.
Câu 72.
Dễ thấy Y là CaO nên X là CaCO3; Z là Ca(OH)2 nên T là NaHCO3; R là NaOH; Q là Na2CO3. Chọn C.
Câu 73:
Đốt m(g) hhE gồm 2 este X, Y hở tạo bởi ax và ancol (MX < MY < 150) → 0,2 mol CO2
m(g)E + NaOH → 1 muối + 3,14g hh ancol Z;
Z pứ Na → 0,05 mol H2; tính %klg X?
Giải:
2 este tạo bởi cùng 1 axit; số mol OH ancol = số mol COO este = số mol NaOH pứ = 2. 0,05 = 0,1.
Khi đốt hh tạo ra 0,2 mol CO2 trong đó CO2 sinh ra từ nhóm COO = 0,1 còn lại 0,1mol CO2 sinh ra từ gốc (H,C) của 2 este.
Vì số mol C ở gốc (H,C) este = số mol COO este
→ mỗi nhóm OH của ancol lk với 1 ng.tử C.
Ax tạo este là HCOOH; Do MX < MY < 150 nên Y tối đa là este 2 chức.
Nếu 2 ancol tạo este đều đơn chức thì smol ancol = 0,1 nên Mtb = 31,4 → vô lí vậy phải có ancol đa chức.
Do 2 este mạch hở nên axit tạo este là đơn chức.
BTKL: klg hh = 0,1.68(muối HCOONa)+ 3,14 – 0,1.40(NaOH) = 5,94.
Vậy este X là đơn chức: HCOOCH3 x mol; este Y 2 chức(HCOO)2C2H4 y mol.
x + 2y =0,1 (1) và 60x + 116y = 5,94; giải ra x =0,04 → %klg X = 0,04.60.100/5,94 = 40,4
Câu 74:
X là CnH2n+4O4N2 là muối của axit đa chức, Y là CmH2m-4O7N6 là hexapeptit được tạo bởi 1 aminoaxit. 0,1 mol HhE gồm X, Y tác dụng tối đa 0,32 mol NaOH thu metylamin và dd chỉ chứa 31,32g hh muối. Tính % klg của X trong E?
Giải:
Từ CT X,Y → X tạo bởi ax no 2 chức và metylamin; Y tạo bởi aminoax no, 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH.
Đặt số mol X,Y là x,y thì: x+ y =0,1 và 2x + 6y = 0,32 → x =0,07; y=0,03.
Sản phẩm pứ E với NaOH gồm: muối, CH3NH2 0,14 mol; H2O (0,14+0,03);
BTKL → klg hhE = 31,32 + 0,14.31 + 0,17.18 – 0,32.40 = 25,92g.
Vậy: 0,07(14n+96) + 0,03(14m+ 192) = 25,92 → 49n + 21m = 672 trong đó n >= 4 và m=12; 18; 24... Suy ra: m = 18; n=6 → %klg X= 0,07.180.100/25,92 = 48,61 (gần bằng 49%)
Câu 75.
Hòa tan m(g) hhX gồm Fe,FeO, Fe2O3, Fe3O4 + ddHCl dư thu amol H2 và dd chứa 31,19g hh muối. Hòa tan m(g) hhX trong 0,55mol H2SO4 đặc đun nóng thu ddY và 0,14mol SO2 (sp khử duy nhất S+6). Cho 0,4mol NaOH vào ddY thu 10,7g 1 chất kết tủa. Tính a?
Giải:
Quy hhX gồm: x mol Fe và y mol O.
X pứ HCl: 2H+ + O2-= H2O và 2H+ + 2e = H2.
Tổng mol HCl pứ = 2y+ 2a.
Klg muối: 56x + 35,5(2y+2a) = 31,19 hay 56x + 71y + 71a = 31,19 (1)
DdY + 0,4mol NaOH thu 0,1 mol Fe(OH)3 → X khi pứ H2SO4 đặc tạo Fe(III).
SO42- + 2e + 4H+ → SO2 + 2H2O
0,28 0,56 0,14
và O + 2e + 2H+ → H2O
y 2y 2y
Fe – 3e = Fe3+.
BT electron: 3x - 2y = 0,28 (2); H+ còn = 1,1 – 0,56 – 2y = 0,54 -2y.
Số mol OH- pứ Fe3+ trong ddY = 0,4 - (0,54 - 2y) = 2y - 0,14 tạo 0,1 mol Fe(OH)3.
Nếu Fe3+ trong Y kết tủa hết thì: x = 0,1 và (2y-0,14)/3 >= 0,1 hay y >= 0,22.
Thay x vào pt (2) thì y = 0,01 – loại.
Vậy ddY chưa kết tủa hết Fe3+ do thiếu OH- nên: (2y - 0,14)/3 = 0,1 → y = 0,22.
Pt (2) giải ra x= 0,24. Từ PT(1) → a = 0,03
Câu 76:
Câu đúng là b,c,d,e. Glixerol tan tốt trong dd NaCl;
Câu 77:
m(g) FeSO4.7H2O trong kk chuyển thành hhX: Fe(II); Fe(III). Cho X vào dd có 0,035 mol H2SO4 loãng → 100ml ddY.
TN1: 20ml ddY + ddBaCl2 dư → 0,01mol BaSO4
TN2: ddH2SO4 loãng cho vào 20ml ddY thì pứ vừa hết 18ml ddKMnO4 0,03M. Tính m và % smol Fe(II) bị oxh trong kk?
Giải:
Số mol SO42- trong 20ml ddY = 0,01 – 0,035/5 = 0,003.
10Fe2+ + 2 MnO42- + 16H+ → 10Fe3+ + 2 Mn2+ + 8H2O
Số mol Fe2+ trong 20ml ddY = (18.0,03.10)/2.1000= 0,0027.
Vậy số mol FeSO4.7H2O ban đầu = 5. 0,003 = 0,015 → m= 4,17.
Số mol Fe(II) trong ddY = 0,0027.5 = 0,0135
% số mol Fe(II) bị oxh bởi oxi = (0,015 -0,0135).100/0,015= 10%
Câu 78.
Điện phân trong a(giây): CuSO4 + 2NaCl = Cu + Cl2 + Na2SO4 (1)
0,04 0,08 0,04
Số mol e tham gia điện phân (anot) = 0,04.2 = 0,08
Điện phân tiếp từ điểm M đến điểm N trên đồ thị thì khí sinh ra nhiều hơn (đồ thị có hệ số góc lớn hơn): 2H2O + 2NaCl = H2 + Cl2 + 2NaOH (2)
x x/2 x/2
Điện phân tiếp đến 3,5a giây: 2H2O = 2H2 + O2 (3)
y y/2
Xét thời gian đp từ a giây đến 3,5a giây thì xảy ra pt đp (2 và 3); số mol e = 0,08. 2,5 = 0,2 và số mol khí thoát ra: 0,21 – 0,04 = 0,17;
hệ PT: x + 1,5y = 0,17 và số mol e catot: 2.x/2 + 2y = 0,2
giải ra x = 0,08 và y = 0,06.
Klg m = 0,04.160 + (0,08+0,08).58,5 = 15,76g
Câu 79:
Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở tạo bởi ax cacboxylic với ancol. X (no đơn chức), Y (không no đơn chức p.tử có 2 lk pi) và Z (no hai chức). Cho 0,58 mol E pứ vừa đủ với dd NaOH thu được 38,34g hh 3 ancol cùng dãy đồng đẳng và 73,22g hhT gồm 3 muối của 3 ax cacboxylic. Đốt hhT cần 0,365mol O2 thu Na2CO3, H2O và 0,6 mol CO2. % klg của Y trong E?
Giải:
X: xmol; Y: ymol; Z: zmol → x + y + z = 0,58 (1)
3 ancol đồng đẳng nên đó là ancol no, đơn chức có số mol = x + y + 2z = số mol NaOH pứ.
Muối tạo ra từ X là no, đơn chức R1COONa; muối tạo ra từ Y là đơn chức 1 nối C=C R2COONa; muối tạo ra từ Z là no 2 chức R3(COONa)2;
Trong hhT có (x+y+2z) nhóm COONa→ số mol Na2CO3 = (x+y+2z)/2;
khi đốt hhT thì số mol CO2 – số mol H2O = y + z nên số mol H2O = 0,6-y-z;
BTKL pứ cháy T: 73,22 + 0,365.32 = 0,6.44 + 18(0,6-y-z) + 53(x+y+2z) hay: 53x + 35y + 88z = 47,7(2).
BT số mol O: 2(x+y+2z)+ 2.0,365 = 3.(x+y+2z)/2 + 0,6.2 + (0,6-y-z) hay x+3y+4z= 2,14(3)
Giải ra x = 0,05; y = 0,03 và z = 0,5.
Klg hhT: 0,05.(R1+67) + 0,03.(R2+67) + 0,5.(R3+134) = 73,22 → R1=H; R2 là CH2=CH; R3=0.
BTKL cho pứ hhE với NaOH: klg hhE = 38,34 + 73,22 – 1,08.40(NaOH) = 68,36.
Klg hh 3 ancol: 0,05M1 + 0,03M2 + 1.M3 = 38,34 hay 5M1 + 3M2 + 100M3 = 3834 nên M3 = 32 là CH3OH; M1 =74 là C4H9OH; M2 = 88 là C5H11OH
CTY là C2H3COOC5H11 có %klg = 0,03.142.100/68,36 = 6,23%
Câu 80:
Hòa tan hết 11,02g hhX gồm FeCO3; Fe(NO3)2; Al vào ddY chứa KNO3 và 0,4mol HCl→ ddZ và 0,12mol hhT gồm CO2:H2:NO tỉ lệ mol 5:2:5. DdZ pứ tối đa 0,45mol NaOH. Nếu cho Z pứ AgNO3 dư thu m(g) kết tủa. Tính m biết NO là sp khử duy nhất của N+5.
Giải:
Số mol CO2 = FeCO3= 0,05; số mol H2= 0,02; số mol NO=0,05.
Pứ: NO3- + 3e + 4H+ = NO + 2H2O; 2H+ + 2e = H2 ; 2H+ + CO32-= CO2 + H2O
0,05 0,15 0,2 0,05 0,1 0,04 0,04 0,02 0,1 0,05 0,05 0,05
H+ dư trong ddZ= 0,4 – 0,2 – 0,04 – 0,1 = 0,06 → OH- pứ ion Al3+, Fe2+,Fe3+ =0,39.
hhX có số mol FeCO3 = 0,05; Fe(NO3)2 = x; Al = y
116.0,05 + 180x + 27y = 11,02 hay 20x + 3y = 0,58(1)
Smol e nitrat và ion hidro nhận = 0,19; Al -3e;
BT electron→ số mol Fe2+ (bị nhường 1e) = (0,19 – 3y);
Số mol Fe2+ còn trong ddZ = (0,05+x) - (0,19-3y) = x+3y-0,14.
Smol OH- pứ ion sắt và Al3+: (0,05+x).2 + (0,19-3y)+ 4y = 0,39 hay 2x+y = 0,1(2).
Giải hệ (1,2) có x= 0,02; y= 0,06.
ddZ gồm Fe2+= 0,02 + 3.0,06 – 0,14 = 0,06 nên số mol e cho đi = 0,06;
H+ = 0,06; Cl- = 0,4
4H+ + NO3- + 3e = NO; Ag+ + 1e = Ag; Ag+ + Cl- = AgCl
0,06 0,045 0,015 0,015 0,4 0,4
Klg kết tủa m = 0,015.108 + 0,4.143,5 = 59,02g
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Hướng dẫn giải câu khó đề thi THPT QG môn Hóa 2019 (mã đề 213), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao!