HỆ THỐNG 163 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 3 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020
Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái
A. lỏng và khí. B. rắn và lỏng. C. rắn và khí. D. rắn, lỏng, khí.
Câu 2: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là:
A. S, P, N2, Cl2. B. C, S, Br2, Cl2. C. Cl2, H2, N2, O2. D. Br2, Cl2, N2, O2.
Câu 3: Dãy gồm các phi kim thể rắn ở điều kiện thường là:
A. S, P, C, Si. B. C, S, Br2, Cl2. C. S, H2, N2, O2. D. P, Cl2, C, Si.
Câu 4: Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là
A. oxi. B. brom. C. clo. D. nitơ.
Câu 5: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là:
A. C, S, O, Fe. B. Cl, C, P, S. C. P, S, Si, Ca. D. K, N, P, Si.
Câu 6: Sản phẩm được tạo ra của phi kim với chất nào là muối?
A. Kim loại. B. Oxi. C. Hiđro. D. Phi kim khác.
Câu 7: Dãy phi kim tác dụng với oxi dư, tạo thành oxit axit là:
A. S, C, P. B. S, C, Cl2. C. C, P, Br2. D. C, Cl2, Br2.
Câu 8: Sản phẩm của phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn lần lượt lưu huỳnh, hiđro, cacbon, photpho, trong khí oxi dư là:
A. SO2, H2O, CO2, P2O5. B. SO3, H2O, CO2, P2O5.
C. SO2, H2O, CO, P2O5. D. SO3, H2O, CO, P2O5.
Câu 9: Dãy phi kim tác dụng được với nhau là:
A. Si, Cl2, O2. B. H2, S, O2. C. Cl2, C, O2. D. N2, S, O2.
Câu 10: Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần
A. Br, Cl, F, I. B. I, Br, Cl, F. C. F, Br, I, Cl. D. F, Cl, Br, I.
Câu 11: Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học
A. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh nhưng yếu hơn flo.
B. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh và flo.
C. yếu hơn flo, lưu huỳnh nhưng mạnh hơn photpho.
D. yếu hơn flo, photpho và lưu huỳnh.
Câu 12: Hai phi kim tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm không làm đổi màu giấy quỳ ẩm là:
A. Hiđro và clo. B. Lưu huỳnh và oxi. C. Hiđro và oxi. D. Photpho và oxi.
Câu 13: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với
A. hiđro hoặc với kim loại. B. dung dịch kiềm.
C. dung dịch axit. D. dung dịch muối.
Câu 14: Dãy các phi kim sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần
A. Cl, S, P, Si. B. S, P, Cl, Si. C. Cl, Si, P, S. D. S, Si, Cl, P.
Câu 15: Clo là chất khí có màu
A. nâu đỏ. B. vàng lục. C. lục nhạt. D. trắng xanh.
Câu 16: Khí G được dùng để khử trùng cho nước sinh hoạt. Khí G là
A. CO2. B. O2. C. Cl2. D. N2.
Câu 17: Clo tác dụng với nước
A. tạo ra hỗn hợp hai axit. B. tạo ra hỗn hợp hai bazơ.
C. tạo ra hỗn hợp muối. D. tạo ra một axit hipoclorơ.
Câu 18: Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng
A. vật lí. B. hoá học.
C. vật lí và hoá học. D. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học.
Câu 19: Trong nước clo có chứa các chất:
A. HCl, HClO. B. HCl, HClO, Cl2. C. HCl, Cl2. D. Cl2.
Câu 20: Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước clo?
A. KOH. B. NaCl. C. CaSO4. D. Cu(NO3)2.
Câu 21: Trong các chất sau chất nào có thể tham gia phản ứng với clo?
A. Oxi. B. Dung dịch NaOH. C. CuO. D. NaCl.
Câu 22: Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước clo?
A. NaOH. B. NaCl. C. CaSO4. D. Cu(NO3)2.
Câu 23: Clo tác dụng với natri hiđroxit
A. tạo thành muối natri clorua và nước. B. tạo thành nước Gia-ven.
C. tạo thành hỗn hợp các axit. D. tạo thành muối natri hipoclorit và nước.
Câu 24: Dẫn khí Cl2 vào dung dịch KOH, tạo thành
A. dung dịch chỉ gồm một muối. B. dung dịch hai muối.
C. dung dịch chỉ gồm một axit. D. dung dịch gồm một axit và một muối.
Câu 25: Phương trình hóa học điều chế nước Gia-ven là
A. Cl2 + NaOH → NaCl + HClO. B. Cl2 + NaOH → NaClO + HCl.
C. Cl2 + H2O → HCl + HClO. D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Câu 26: Phương trình phản ứng viết sai là
A. Fe + Cl2 → FeCl2. B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
C. Fe + S → FeS. D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Câu 27: Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện nào?
A. H2 và O2. B. Cl2 và H2. C. Cl2 và O2. D. O2 và SO2.
Câu 28: Khí Cl2 không tác dụng với
A. khí O2. B. dung dịch NaOH. C. H2O. D. khí H2.
Câu 29: Clo không tác dụng với
A. Fe. B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch NaBr.
Câu 30: Tính chất nào sau đây là của khí clo?
A. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
B. Tác dụng với nước tạo thành axit clorơ (HClO2).
C. Tác dụng với oxi tạo thành oxit.
D. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm.
Câu 31: Sắt tác dụng với khí clo ở nhiệt độ cao tạo thành:
A. Sắt(II) clorua. B. Sắt clorua.
C. Sắt(III) clorua. D. Sắt(II) clorua và sắt(III) clorua.
Câu 32: Đốt cháy bột sắt trong bình kín chứa khí clo theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn. Thành phần của chất rắn là
A. Chỉ có Fe dư. B. FeCl3 và Fe dư. C. FeCl3. D. FeCl2.
Câu 33: Trong các muối dưới đây, muối có hàm lượng clo cao nhất là
A. sắt(II) clorua. B. đồng(II) clorua. C. canxi clorua. D. magie clorua.
Câu 34: Chất khí làm mất mầu giấy quỳ tím ẩm là
A. Cl2. B. O2. C. N2. D. H2.
Câu 35: Nước clo có tính tẩy màu vì
A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu.
B. clo hấp phụ được màu.
C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu.
D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học.
Câu 36: Khi dẫn khí clo vào dung dịch quì tím, xảy ra hiện tượng:
A. dung dịch quì tím hóa đỏ.
B. dung dịch quì tím hóa xanh.
C. dung dịch quì tím không chuyển màu.
D. dung dịch quì tím hóa đỏ sau đó mất màu ngay.
Câu 37: Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch NaCl. D. Nước.
Câu 38: Thành phần chính của không khí có O2 và N2. Khi không khí lẫn khí độc clo thì có thể cho qua dung dịch nào để loại bỏ?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch H2SO4. C. Nước. D. Dung dịch brom.
Câu 39: Trong các chất sau: Cu; H2; N2; KOH; BaO; O2, khí clo tác dụng được với
A. BaO; N2; KOH. B. O2; KOH; H2. C. Cu; H2; KOH. D. H2; N2; Cu.
Câu 40: Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?
A. Fe + HCl. B. Fe3O4 + HCl. C. Fe + Cl2. D. Fe + FeCl3.
Câu 41: Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2?
A. Sát trùng nước sinh hoạt.
B. Sản xuất kali clorat, nước Gia-ven, clorua vôi.
C. Sản xuất thuốc trừ sâu 666.
D. Tẩy trắng sợi, giấy, vải.
Câu 42: Ứng dụng không phải của clo là
A. Sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng và hóa chất vô cơ.
B. Diệt trùng và tẩy trắng.
C. Sản xuất các hóa chất hữu cơ.
D. Sản xuất chất dẻo Teflon làm chất chống dính ở xoong, chảo.
Câu 43: Ứng dụng nào sau đây không phải của clo?
A. Khử trùng nước sinh hoạt. B. Tinh chế dầu mỏ.
C. Tẩy trắng vải, sợi, giấy. D. Sản xuất clorua vôi, kali clorat.
Câu 44: Chất dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là
A. mangan đioxit và axit clohiđric đặc. B. mangan đioxit và axit sunfuric đặc.
C. mangan đioxit và axit nitric đặc. D. mangan đioxit và muối natri clorua.
Câu 45: Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách.
A. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà.
B. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn.
C. nung nóng muối ăn.
D. đun nhẹ mangan đioxit với axit clohiđric đặc.
Câu 46: Nếu lấy số mol như nhau KMnO4 và MnO2 cho tác dụng với axit HCl đặc thì chất nào cho nhiều khí clo hơn?
A. MnO2 tạo ra lượng khí nhiều gấp đôi của KMnO4.
B. KMnO4 tạo ra lượng khí nhiều 2,5 lần của MnO2.
C. Cả hai chất tạo ra thể tích khí như nhau.
D. MnO2 tạo ra lượng khí nhiều gấp ba của KMnO4.
Câu 47: Có một sơ đồ chuyển hoá sau: MnO2 X FeCl3 Fe(OH)3. Chất X là
A. Cl2. B. HCl. C. H2SO4. D. H2.
Câu 48: Biết:
- Khí X rất độc, không cháy, hoà tan trong nước, nặng hơn không khí và có tính tẩy màu.
- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.
- Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong.
X, Y, Z lần lượt là
A. Cl2, CO, CO2. B. Cl2, SO2, CO2. C. SO2, H2, CO2. D. H2, CO, SO2.
Câu 49: Trường hợp nào dưới đây không xảy ra phản ứng?
A. Khí Cl2 + nước. B. Khí hiđro clorua + dung dịch NaOH.
C. Khí Cl2 + dung dịch NaOH. D. Khí Cl2 và hiđro clorua.
Câu 50: Dạng thù hình của một nguyên tố là
A. những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
B. những chất khác nhau do từ hai nguyên tố hoá học trở lên tạo nên.
C. những chất khác nhau được tạo nên từ cacbon với một nguyên tố hoá học khác.
D. những chất khác nhau được tạo nên từ nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--
Câu 140: Trong chu kỳ 2, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau:
A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu. B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh.
C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh. D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu.
Câu 141: Nguyên tố X ở chu kỳ 3 nhóm VI, nguyên tố Y ở chu kỳ 2 nhóm VII. So sánh tính chất của X và Y thấy
A. tính phi kim của X mạnh hơn Y. B. tính phi kim của Y mạnh hơn X.
C. X, Y có tính phi kim tương đương nhau. D. X, Y có tính kim loại tương đương nhau.
Câu 142: Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:
A. Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. B. Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
C. Na2O, MgO, Al2O3, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7. D. K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
Câu 143: Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau:
A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.
B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.
C. tính kim loại giảm đồng thời tính phi kim tăng dần.
D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
Câu 144: Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là
A. O, F, N, P. B. F, O, N, P. C. O, N, P, F. D. P, N, O, F.
Câu 145: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần?
A. K, Ba, Mg, Fe, Cu. B. Ba, K, Fe, Cu, Mg. C. Cu, Fe, Mg, Ba, K. D. Fe, Cu, Ba, Mg, K.
Câu 146: Các nguyên tố sau O, K, Al, F, Mg, P. Hãy chỉ ra thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
A. Mg, Al, K, F, P, O. B. Al, K, Mg, O, F, P. C. K, Mg, Al, F, O, P. D. K, Mg, Al, P, O, F.
Câu 147: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 3, nhóm II. B. chu kỳ 3, nhóm III. C. chu kỳ 2, nhóm II. D. chu kỳ 2, nhóm III.
Câu 148: Nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm IA, điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. Z = 13. B. Z = 10. C. Z = 12. D. Z = 11.
Câu 149: Biết cấu tạo nguyên tử X như sau: có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Dựa vào bảng tuần hoàn thì nguyên tố X là
A. Clo. B. Photpho. C. Nitơ. D. Lưu huỳnh.
Câu 150: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là
A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh. B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.
C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh. D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu.
Câu 151: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh.
B. Điện tích hạt nhân 11+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại mạnh.
C. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron, kim loại yếu.
D. Điện tích hạt nhân 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu.
Câu 152: Nguyên tố X có Z = 17, vị trí X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố là
A. Chu kì 2 nhóm V. B. Chu kì 3 nhóm V. C. Chu kì 3 nhóm VII. D. Chu kì 2 nhóm VII.
Câu 153: Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 9. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 9+, nguyên tử có 9 electron.
B. Nguyên tử X ở gần cuối chu kỳ 2, đầu nhóm VII.
C. X là 1 phi kim hoạt động mạnh.
D. X là 1 kim loại hoạt động yếu.
Câu 154: Để có thể nhận biết 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu đen là: bột than, bột đồng(II) oxit và bột mangan đioxit, ta dùng
A. dung dịch HCl đặc. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch CuSO4. D. nước.
Câu 155: Có những chất khí: H2, O2, CO2, SO2, Cl2. Những khí cùng tồn tại trong một bình chứa để nơi có nhiệt độ cao mà không có phản ứng hoá học là:
A. H2, O2, CO2. B. Cl2, SO2, O2. C. H2, CO2, Cl2. D. CO2, SO2, H2.
Câu 156: Có các chất bột màu trắng sau: BaCO3, BaCl2, BaSO4. Chỉ dùng dung dịch nào dưới đây để phân biệt các chất bột trên?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch Ca(OH)2. D. Dung dịch NaCl.
Câu 157: Cho sơ đồ sau: A ® B ® C ® D (Axit)
Các chất A, B, C, D có thể lần lượt là:
A. C, CO2, CO, H2CO3. B. S, SO2, SO3, H2SO3.
C. S, SO2, SO3, H2SO4. D. N2, N2O, NO, HNO2.
Câu 158: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: Cacbon X Y T CaO + Y
X, Y, Z, T có thể lần lượt là
A. CO, Cu(OH)2, HCl, CuCl2. B. CO, CO2, NaOH, NaHCO3.
C. CO, CO2, Ca(OH)2, CaCO3. D. CO, CO2, NaOH, CaCO3.
Câu 159: Trong dãy biến hóa sau:
thì X, Y, Z là
A. CO2; H2CO3; Na2CO3. B. CO; H2CO3; NaHCO3.
C. CO; CO2; NaHCO3. D. CO; CO2; NaOH.
Câu 160: Trong dãy biến hóa sau:
thì X, Y, Z lần lượt là
A. CO2; FeCl3; Fe(OH)2. B. Fe; FeCl3; Fe(OH)3.
C. Fe; FeCl2; Fe(OH)2. D. CO2; FeCl2; Fe(OH)2.
Câu 161: Cho sơ đồ biến đổi sau: Phi kim → Oxit axit (1) → Oxit axit (2) → Axit
Dãy chất phù hợp với sơ đồ trên là:
A. S → SO2 →SO3 → H2SO4. B. C → CO → CO2 → H2CO3.
C. P →P2O3 → P2O5 →H3PO3. D. N2 → NO →N2O5 →HNO3.
Câu 162: Trong dãy biến hoá sau:
thì X, Y lần lượt là:
A. C, CO. B. C, CO2. C. C, Cu. D. CO, Cu.
Câu 163: Trong sơ đồ phản ứng sau:
H2 + A → B
B + MnO2 → A + C + D
A + C → B + E
A, B, C, D, E trong các phản ứng trên lần lượt là:
A. Cl2, HCl, H2O, HClO, NaCl. B. Cl2, HCl, HClO, H2O, NaClO.
C. Cl2, HCl, HClO, MnCl2, NaClO. D. Cl2, HCl, MnCl2, H2O, HClO.
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Hệ thống 163 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 3 môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !