Sau đây mời các em học sinh lớp 2 cùng tìm hiểu về bài Đường thẳng. Bài giảng dưới đây đã được Chúng tôi biên soạn khái quát lý thuyết cần nhớ, đồng thời có các bài tập được tổng hợp đầy đủ các dạng toán liên quan giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức trọng tâm của bài.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
1.2. Các dạng toán
Dạng 1: Xác định hình cho trước có phải một đường thẳng hay không.
Quan sát hình vẽ và xác định đường cho trước có phải là đường thẳng hay không.
- Đoạn thẳng thì bị giới hạn ở hai đầu và đo được độ dài.
- Đường thẳng thì không bị giới hạn ở hai phía, không có độ dài đường thẳng.
Dạng 2: Xác định ba điểm thẳng hàng
- Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì được gọi là ba điểm thẳng hàng.
- Để kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không thì em dùng thước kẻ để kiểm tra:
+) Đặt thước kẻ trùng với hai trong ba điểm (Hoặc vẽ một đường thẳng đi qua hai điểm đó)
+) Điểm còn lại cũng trùng với cạnh của thước (hoặc nằm trên đường thẳng vừa vẽ) thì 3 điểm đã cho thẳng hàng.
Dạng 3: Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm
Qua 2 điểm ta luôn vẽ được một đường thẳng.
- Đặt thước sao cho 2 điểm nằm trên cạnh của thước.
- Dùng bút chì kẻ theo cạnh của thước.
Như vậy sẽ vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó
1.3. Giải bài tập Sách Giáo Khoa trang 73
Bài 1
Vẽ các đoạn thẳng như hình dưới đây. Dùng thước thẳng và bút kéo dài các đoạn thẳng về hai phía để được đường thẳng, rồi ghi tên các đường thẳng đó:
Phương pháp giải
- Tay phải cầm bút, tay trái đặt một cạnh của thước trùng với đoạn thẳng đã cho.
- Kéo dài đoạn thẳng về hai phía, ta được đường thẳng cần vẽ.
- Đặt tên hai điểm trên mỗi đường thẳng bằng chữ cái in hoa.
Hướng dẫn giải
Bài 2
Nêu tên ba điểm thẳng hàng (dùng thước thẳng để kiểm tra):
Phương pháp giải
Đặt thước vào các điểm, nếu ba điểm cùng nằm trên cạnh của thước thì ba điểm đó thẳng hàng.
Hướng dẫn giải
a) Ba điểm O, M, N thẳng hàng.
Ba điểm O, P, Q thẳng hàng.
b) Ba điểm B, O, D thẳng hàng
Ba điểm A, O, C thẳng hàng.
1.4. Giải bài tập Sách Giáo Khoa trang 74
Bài 1
Tính nhẩm:
12 – 7 = 11 – 8 = 14 – 9 = 16 – 8 =
14 – 7 = 13 – 8 = 15 – 9 = 17 – 8 =
16 – 7 = 15 – 8 = 17 – 9 = 18 – 9 =
Phương pháp giải
Trừ nhẩm rồi điền kết quả vào chỗ trống.
Hướng dẫn giải
12 – 7 = 5 11 – 8 = 3 14 – 9 = 5 16 – 8 = 8
14 – 7 = 7 13 – 8 = 5 15 – 9 = 6 17 – 8 = 9
16 – 7 = 9 15 – 8 = 7 17 – 9 = 8 18 – 9 = 9
Bài 2
Tính :
Phương pháp giải
Trừ các số lần lượt từ phải sang trái.
Hướng dẫn giải
Bài 3
Tìm x:
a) 32 – x = 18
b) 20 – x = 2
c) x – 17 = 25
Phương pháp giải
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Hướng dẫn giải
a) 32 – x = 18
x = 32 – 18
x = 14
b) 20 – x = 2
x = 20 – 2
x = 18
c) x – 17 = 25
x = 17 + 25
x = 42
Bài 4
Vẽ đường thẳng:
a) Đi qua hai điểm M, N.
b) Đi qua điểm O
c) Đi qua 2 trong 2 điểm A, B, C
Phương pháp giải
a) Đặt cạnh thước kẻ trùng với hai điểm M, N; kẻ một đường thẳng đi qua hai điểm đó.
b) Nên chấm 1 điểm khác điểm O, vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O và P.
c) Có thể chọn tùy ý hai trong ba điểm đã cho rồi vẽ đường thẳng.
Hướng dẫn giải
a)
b)
c) Có thể chọn tùy ý hai trong ba điểm vẽ đường thẳng, chẳng hạn:
1.5. Giải bài tập Sách Giáo Khoa trang 75
Bài 1
Tính nhẩm:
16 – 7 = 12 – 6 = 10 – 8 = 13 – 6 =
11 – 7 = 13 – 7 = 17 – 8 = 15 – 7 =
14 – 8 = 15 – 6 = 11 – 4 = 12 – 3 =
Phương pháp giải
Tính nhẩm rồi điền kết quả vào chỗ trống.
Hướng dẫn giải
16 – 7 = 9 12 – 6 = 6 10 – 8 = 2 13 – 6 = 7
11 – 7 = 4 13 – 7 = 6 17 – 8 = 9 15 – 7 = 8
14 – 8 = 6 15 – 6 = 9 11 – 4 = 7 12 – 3 = 9
Bài 2
Đặt tính rồi tính:
a) 32 - 25; 61 - 19; 44 - 8.
b) 53 - 29; 94 - 57; 30 - 6.
Phương pháp giải
- Đặt tính: Viết phép tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- Tính: Trừ các số theo thứ tự từ phải sang trái.
Hướng dẫn giải
Bài 3
Tính:
42 - 12 - 8 =
36 + 14 - 28 =
58 - 24 - 6 =
72 - 36 + 24 =
Phương pháp giải
Thực hiện các phép tính lần lượt theo thứ tự từ trái sang phải.
Hướng dẫn giải
42 - 12 - 8 = 30 - 8 = 22
36 + 14 - 28 = 50 - 28 = 22
58 - 24 - 6 = 34 - 6 = 28
72 - 36 + 24 = 36 +24 = 60
Bài 4
Tìm x:
a) x + 14 = 40
b) x - 22 = 38
c) 52 - x = 17
Phương pháp giải
- Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Hướng dẫn giải
a) x + 14 = 40
x = 40 - 14
x = 26
b) x - 22 = 38
x = 38 + 22
x = 60
c) 52 - x = 17
x = 52 - 17
x = 35
Bài 5
Băng giấy màu đỏ dài 65cm, băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ 17cm. Hỏi băng giấy màu xanh dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
Phương pháp giải
Muốn tìm băng giấy màu xanh dài bao nhiêu xăng-ti-mét ta lấy độ dài băng giấy màu đỏ trừ đi 17cm.
Hướng dẫn giải
Băng giấy màu xanh dài số xăng-ti-mét là:
65 - 17 = 48 (cm)
Đáp số: 48cm.
Bài tập minh họa
Câu 1: AB là một đường thẳng. Đúng hay sai?
Hướng dẫn giải
Hình đã cho có một đầu giới hạn tại điểm A nên nó không là một đường thẳng.
Đáp án cần chọn là Sai.
Câu 2: Kiểm tra ba điểm A, B, C có thẳng hàng không?
Hướng dẫn giải
Dùng thước thẳng kẻ đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
Điểm C không nằm trên đường thẳng AB nên ba điểm A, B, C đã cho không thẳng hàng.
Câu 3: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B
Hướng dẫn giải
Em vẽ được đường thẳng AB như sau
Lời kết
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn
- Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập
- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả