Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 3 năm 2019 - Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 3 năm 2019 - Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc

Câu 1. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phản ứng nhiệt luyện?

A. Ca.                                    B. Fe.                               C. Al.                                 D. Na.

Câu 2. Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA?

A. Na.                                    B. Al.                               C. Fe.                                 D. Ca.

Câu 3. Cho 0,9 gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 2,16.                                  B. 1,62.                            C. 0,54.                              D. 1,08.

Câu 4. Cho dung dịch KOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh nhạt. Chất X là

A. CuCl2.                        B. FeCl2.                           C. MgCl2.                       D. FeCl3.

Câu 5. Isoamylaxetat là este có mùi chuối chín. Công thức của Isoamylaxetat là

A. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.

B. C4H9COOCH3.

C. CH3OOCCH2CH(CH3)2.

D. CH3COOCH3.

Câu 6. Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 8 gam bột CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 10.                                     B. 5.                                 C. 12.                                 D. 8.

Câu 7. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Xenlulozơ.                   B. Glucozơ.                     C. Saccarozơ.                    D. Tinh bột.

Câu 8. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

A. 4.                                       B. 6.                                 C. 3.                                   D. 5.

Câu 9. Kim loại Cu tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl.                             B. BaCl2.                         C. HNO3.                          D. NaOH.

Câu 10. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc đựng dung dịch NaCl.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là

A. 3.                                  B. 1.                                 C. 4.                                   D. 2.

Câu 11. Povinylclorua (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CCl2.                   B. CH2=CHCl.                C. CH2=CHCl-CH3.         D. CH3-CH2Cl.

Câu 12. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.

(b) Cho Al2S3 vào dung dịch HCl dư.

(c) Cho Al vào dung dịch NaOH.

(d) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.

(e) Cho khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.

(g) Cho kim loại Al vào dung dịch FeCl3 dư.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 13. Công thức hóa học của Polietilen (PE) là

A. [-CH3-CH3-]n.

B. [-CH2-CH2-]n.

C. [-CH2-CH(CH3)-]n.

D. [-CH2-CHCl-]n.

Câu 14. Oxit nào sau đây được dùng để luyện gang – thép?

A. Cr2O3.

B. Fe2O3.

C. ZnO.

D. CuO.

Câu 15. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

A. Zn.

B. Fe.

C. Ag.

D. Hg.

Câu 16. Cho 15 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 720                          B. 480                      C. 329                       D. 320

Câu 17. Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự sau: (ion đặt trước sẽ bị khử trước)

A. Ag+, Cu2+, Pb2+.         B. Ag+, Pb2+, Cu2+.       C. Cu2+, Ag+, Pb2+.         D. Pb2+, Ag+, Cu2+.

Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp các este no, đơn chức mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 6,2 gam. Số mol CO2 và H2O sinh ra lần lượt là

A. 0,1 mol và 0,1 mol.                                               B. 0,1 mol và 0,02 mol.

C. 0,01 mol và 0,01 mol.                                           D. 0,1 mol và 0,2 mol.

Câu 19. Dung dịch Ala–Val phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. KCl.                             B. NaNO3.                      C. KNO3.                          D. H2SO4.

Câu 20. Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit A. Hiđro hóa A, thu được chất hữu cơ B. Hai chất A, B lần lượt là

A. glucozơ, sobitol.                                                   B. saccarozơ, glucozơ.

C. glucozơ, axit gluconic.                                         D. fructozơ, sobitol.

Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 3 năm 2019  trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?