Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - đề minh họa ( Số 17)
Câu 1. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch CuSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Ag.
Câu 2. Nhôm không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?
A. Dùng để chế tạo máy bay, otô, tên lửa B. Có màu tráng bạc, mềm, dễ kéo sợi, dát mỏng.
C. Là kim loại lưỡng tính. D. Tan trong kiềm loãng.
Câu 3. Theo WTO (tổ chức y tế thế giới) nồng độ tối đa của Pb2+ trong nước sinh hoạt là 0,05 mg/l. Hãy cho biết nguồn nước nào dưới đây bị ô nhiễm nặng bởi Pb2+ là
A. 0,02 mg Pb2+ trong 0,5 lít nước. B. 0,03 mg Pb2+ trong 0,75 lít nước.
C. 0,2 mg Pb2+ trong 1,5 lít nước. D. 0,3 mg Pb2+ trong 6 lít nước.
Câu 4. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)3N và CH3CH(OH)CH3. B. CH3NH2 và (CH3)3COH.
C. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH2OH. D. CH3NHCH3 và CH3CH2OH.
Câu 5. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây?
A. Fe(NO3)3. B. AlCl3. C. CuSO4. D. Ca(HCO3)2.
Câu 6. Loại tơ nào sau đây thuộc loại polieste?
A. Tơ nitron. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ capron. D. Tơ lapsan.
Câu 7. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa vàng?
A. KHCO3. B. K2CrO4. C. NaNO3. D. Na2SO4.
Câu 8. Sắt(II) clorua không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. Cl2. B. NaOH. C. AgNO3. D. H2SO4 loãng.
Câu 9. Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
A. Fomalin. B. Saccarozơ. C. Glixerol. D. Giấm ăn.
Câu 10. Trong khí quyển có các chất sau: O2, Ar, CO2, H2O, N2. Những chất nào là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại phổ biến?
A. O2 và H2O. B. CO2 và O2. C. CO2 và H2O. D. O2 và N2.
Câu 11. Este nào sau đây không được điều chế trực tiếp từ axit cacboxylic và ancol tương ứng?
A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOCH=CH2.
C. CH3OOC-COOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2.
Câu 12. Số oxi hóa cao nhất của Silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây?
A. SiH4. B. SiO2. C. SiO. D. Mg2Si.
Câu 13. Cho 2,32 gam Fe3O4 tác dụng vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 0,2M loãng. Giá trị của V là
A. 300. B. 100. C. 400. D. 200.
Câu 14. Cho hỗn hợp gồm kim loại M và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa hai chất tan. Sục khí CO2 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,9. B. 15,6. C. 11,7. D. 7,8.
Câu 15. Cho dãy các chất sau: toluen, buta-1,3-đien, stiren, axetanđehit và axit acrylic. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
--- Để xem chi tiết từ câu 16-34 vui lòng đăng nhận để xem online hoặc tải về máy ---
Câu 35. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa đồng thời 0,1 mol Ba(OH)2; 0,255 mol KOH và 0,2 mol NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhỏ từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch chứa 0,35 mol HCl, sinh ra 0,25 mol CO2. Giá trị của V là
A. 9,520. B. 12,432. C. 7,280. D. 5,600.
Câu 36. Hoà tan hai chất rắn X và Y vào nước thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Z đến khi kết tủa thu được là lớn nhất thì thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng là V ml. Tiếp tục nhỏ dung dịch H2SO4 cho đến khi kết tủa tan hoàn toàn thì thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng là 3,4V ml. Hai chất X và Y lần lượt là
A. Ba(AlO2)2 và NaNO3. B. Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2.
C. NaAlO2 và Na2SO4. D. NaOH và NaAlO2.
Câu 37. Cho các bước ở thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
(2) Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
(3) Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Kết thúc bước (1), nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
B. Ở bước (2) thì anilin tan dần.
C. Kết thúc bước (3), thu được dung dịch trong suốt.
D. Ở bước (1), anilin hầu như không tan, nó tạo vẫn đục và lắng xuống đáy.
Câu 38. Chất X là este no, hai chức; Y là este tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C (X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 0,81 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 0,95M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chứa ba muối có khối lượng m gam và hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Giá trị của m là
A. 28,14. B. 27,50. C. 19,63. D. 27,09.
Câu 39. Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợp X) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dich chứa đồng thời HCl; 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc các phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30,5. B. 32,2. C. 33,3. D. 31,1.
Câu 40. Hỗn hợp E chứa X là este đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon phân nhánh (phân tử có hai liên kết π) và Y là peptit mạch hở (tạo bởi hai amino axit có dạng H2N–CnH2n–COOH). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E chỉ thu được 0,38 mol CO2, 0,34 mol H2O và 0,06 mol N2. Nếu lấy m gam hỗn hợp E đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 0,14 mol NaOH tham gia phản ứng, thu được ancol no Z và m1 gam muối. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Giá trị của m là 10,12. B. Trong phân tử Y có hai gốc Ala.
C. X chiếm 19,76% khối lượng trong E. D. Giá trị của m1 là 14,36.
Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề minh họa kỳ thi THPT QG năm 2019 ( đề số 17), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!