PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHA TRANG TRƯỜNG THCS BÙI THỊ XUÂN ------ & ------ ĐỀ CHÍNH THỨC
| ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN VẬT LÝ 9 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề ) Đề gồm 02 trang |
Câu I: (1,0 điểm) Tại sao để truyền tải điện năng đi xa, người ta phải dùng máy biến thế để tăng điện áp lên cao?
Câu II: (2,0 điểm) Ba người đi xe đạp đều xuất phát từ A đi về B trên đoạn đường thẳng AB. Người thứ nhất đi với vận tốc là v1 = 10 km/h. Người thứ hai xuất phát sau người thứ nhất 30 phút và đi với vận tốc v2 = 20 km/h. Người thứ ba xuất phát sau người thứ hai 10 phút.
a) Hỏi người thứ hai gặp người thứ nhất cách vị trí xuất phát bao xa?
b) Biết rằng sau khi gặp người thứ nhất, người thứ ba đi thêm \(\frac{{50}}{9}\) km nữa thì gặp người thứ hai. Tìm vận tốc người thứ ba.
Giả thiết chuyển động của ba người đều là chuyển động thẳng đều.
Câu III: (2,0 điểm) Một nhiệt lượng kế ban đầu chưa đựng gì. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 50C. Sau đó lại đổ thêm một ca nước nóng nữa thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 30C.
a) Tìm tỉ số giữa nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế và nước. Biết rằng khối lượng của nhiệt lượng kế gấp 12 lần khối lượng của nước trong một ca.
b) Phải đổ thêm vào nhiệt lượng kế ít nhất bao nhiêu ca nước nóng nữa thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm ít nhất là 130 C so với nhiệt độ ban đầu?
(Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, các ca nước nóng được coi là giống nhau, khối lượng ca không đáng kể).
Câu IV: (2,5 điểm) Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của một thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn (màn đặt vuông góc trục chính thấu kính).
- Thấu kính trên là hội tụ hay phân kỳ? Vì sao?
- Giữ vật và màn cố định, trong khoảng giữa vật và màn người ta thấy có hai vị trí thấu kính (O1; O2 nằm trên trục chính) đều cho ảnh rõ nét trên màn.
a) Cho tỉ số chiều cao của ảnh so với vật khi thấu kính ở vị trí O1 là a thì tỉ số đó khi thấu kính ở vị trí O2 là bao nhiêu?
b) Xét tỉ số a = 4. Tính tiêu cự thấu kính biết O1G = 22,5 cm (G là điểm cố định nằm trên trục chính mà O1; O2 đối xứng với nhau qua đó).
Câu V: (2,5 điểm)
Cho mạch điện (h.vẽ). Với UAB = 6 V; R1 = R2 = R3 = R4 = 2 Ω; R5 = R6 = 1 Ω; R7 = 4 Ω. Điện trở của vôn kế rất lớn, điện trở của các ampe kế nhỏ không đáng kể.
a) Tính điện trở RAB.
b) Tìm số chỉ các ampe kế và vôn kế.
..........Hết..........
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản hướng dẫn chấm thi gồm có 04 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Thiếu đơn vị; trừ 0,25 điểm toàn bài.
- Học sinh giải theo cách khác, cho điểm tối đa tương ứng với phần bài giải đó.
- Điểm của toàn bài thi được giữ nguyên, không làm tròn số.
B. Đáp án
Câu | Nội dung |
Câu I (1,0 điểm) | Công suất hao phí trên đường dây truyền tải : \(\Delta P = \frac{{{P^2}}}{{{U^2}}}R\) + Dùng MBT để tăng U nhằm giảm CS hao phí |
Câu II (2,0 điểm) | a) Khi người thứ hai bắt đầu xuất phát, người thứ nhất đi được quãng đường: l = 10. \(\frac{1}{2}\) = 5 km. Quãng đường người thứ nhất đi được là: s1 = 5 + v1.t Quãng đường người thứ hai đi được là: s2 = v2.t Khi người thứ hai gặp người thứ nhất, ta có: s1 = s2 \( \Rightarrow t = 0,5h\) Vậy người thứ hai gặp người thứ nhất cách vị trí xuất phát là: 10km. |
b) *) Khi người thứ ba xuất phát thì người thứ nhất đã đi được quãng đường: l1 = v1t01 = \(10.(\frac{1}{2} + \frac{1}{6}) = \frac{{20}}{3}km\) ; Người thứ hai đi được quãng đường: l2 = v2t02 = \(20.\frac{1}{6} = \frac{{10}}{3}km\) ; *) Khi đó quãng đường chuyển động của người thứ nhất, người thứ hai, người thứ ba lần lượt là: \({s_1} = \frac{{20}}{3} + 10t;{s_2} = \frac{{10}}{3} + 20t;{s_3} = {v_3}t\) | |
* Khi người thứ ba gặp người thứ nhất, ta có: s3 = s1; \( \Rightarrow \,t = \frac{{20}}{{3({v_3} - 10)}}\) Người thứ ba gặp người thứ nhất cách vị trí xuất phát là: \(S = \frac{{20{v_3}}}{{3({v_3} - 10)}}\,\,\,(1)\) | |
Tương tự ta có người thứ ba gặp người thứ hai cách vị trí xuất phát là: \(S' = \frac{{10{v_3}}}{{3({v_3} - 20)}}\,\,\,(2)\) | |
Vì sau khi gặp người thứ nhất người thứ ba đi thêm \(\frac{{50}}{9}\) km nữa thì gặp người thứ hai nên ta có: S’ – S = \(\frac{{50}}{9}\) (3) Từ (1), (2) và (3) \( \Rightarrow v_3^2 - 30{v_3} + 125 = 0\) Giải phương trình được nghiệm: v3 = 25 km/h ; v3 = 5 km/h (v3 = 5 km/h vô lí, vì người thứ ba đuổi kịp người thứ hai nên v3 > v2) Vậy vận tốc của người thứ ba là: v3 = 25 km/h. |
...
---Để xem tiếp đáp án của Đề thi HSG lớp 9 năm học 2019-2020 trường THCS Bùi Thị Xuân, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi HSG lớp 9 năm học 2019-2020 trường THCS Bùi Thị Xuân có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
Đề thi HSG lớp 9 năm học 2019-2020 Phòng GD&ĐT huyện Bảo Thắng có đáp án
-
Đề thi chọn HSG môn Vật lý lớp 9 năm 2019 trường THCS Phạm Hồng Thái có đáp án
-
Đề thi chọn HSG lớp 9 môn Vật lý năm 2019 huyện Phù Ninh có đáp án
Chúc các em học tốt