Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Lý Tự Trọng có đáp án

 

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1:

1.1: Biến dị tổ hợp là gì? Vì sao ở các loài giao phối biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?

1.2: Ở lúa gen A qui định cây cao, gen a qui định cây thấp, gen B qui định hạt tròn, gen b qui định hạt dài. Cho lai 2 giống lúa với nhau, đời con F1 thu được 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ:

37,5% cây cao, hạt tròn

37,5 % cây cao, hạt dài

12,5 % cây thấp, hạt tròn

12,5 % cây thấp, hạt dài

Hãy xác định :

a) Qui luật di truyền của phép lai

  1. Kiểu gen và kiểu hình của P
  2. Viết sơ đồ lai từ P đến F1

Câu 2: Phân biệt nhiễm sắc thể giới tính với nhiễm sắc thể thường

Câu 3:

3.1: Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN ?

3.2: Một gen cấu trúc có 60 chu kì xoắn và có G = 20% nhân đôi liên tiếp 5 đợt. Mỗi gen con phiên mã ba lần.

a) Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen ?

b) Tính khối lượng phân tử của gen là bao nhiêu ?

c) Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho gen tái bản ?

d) Số lượng Ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp để các gen con tổng hợp mARN là bao nhiêu ?

Câu 4:

4.1: Tại sao đột biến gen  thường gây hại cho bản thân sinh vật ?

4.2: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể bình thường là 2n = 8. Lập sơ đồ minh họa cơ chế tạo thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm ở ruồi giấm

4.3: Gen D có 186 nuclêotit loại G và 1068 liên kết hiđrô. Gen đột biến d hơn gen D một liên kết hiđrô nhưng chiều dài 2 gen bằng nhau

a) Đột biến liên quan đến bao nhiêu cặp nuclêotit và thuộc dạng nào của đột biến gen ?

b) Xác định số lượng các loại Nuclêotit trong gen D, gen d

Câu 5:

5.1 : Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào ? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền ?

5.2 : Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn b gây nên tồn tại trên nhiễm sắc thể thường. Một cặp vợ chồng không bị bệnh bạch tạng sinh được một trai bình thường và một gái bệnh bạch tạng. Cậu con trai lớn lên lấy vợ bình thường lại sinh một gái bình thường và một trai bạch tạng

a) Lập phả hệ của gia đình nói trên

b) Tìm kiểu gen của những người trong gia đình trên

Câu 6:

6.1: Trong các nhân tố vô sinh : Ánh sáng, nhiệt độ ,độ ẩm, nhân tố nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

6.2: Cho các sinh vật sau : Vi khuẩn cố định đạm, chuột , lươn, chim ưng, rùa núi vàng, chim gõ kiến, kì đà, cá voi . Em hãy sắp xếp các sinh vật trên vào nhóm sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt

ĐÁP ÁN

Câu 1:

1.1: Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của thế hệ P qua quá trình sinh sản.

+ Vì ở các loài giao phối trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiểu loại giao tử, các loại giao tử này thụ tinh ngẫu nhiên tạo nhiều tổ hợp khác nhau xuất hiện biến dị tổ hợp

1.2

a) Xác định qui luật di truyền chi phối phép lai

Xét F1 ta có :

* Tính trạng chiều cao cây : Cây cao / cây thấp = 75% / 25 % = 3/ 1

* Tính trạng dạng hạt : Hạt tròn / hạt dài = 50% / 50% = 1 / 1

Ta có (3 : 1 ) (1 :1 )= 3: 3 : 1: 1 tương đương với tỉ lệ đề bài : 37,5% : 37,5%: 12,5% : 12,5%

Các tính trạng trên di truyền theo qui luật phân li độc lập các tính trạng của Men đen

b) Kiểu gen và kiểu hình cùa P

* Cây cao / cây thấp = 3 / 1 =>là  kết quả phép lai theo qui luật phân li của Menden

→ phép lai ở P : Aa  x Aa.

* Hạt tròn / hạt dài = 1/1 => kết quả phép lai phân tích

=> P : Bb x bb (0.25 đ )

* Tổ hợp 2 cặp tính trạng , suy ra:

- Một cơ thể P có kiểu gen và kiểu hình là:

AaBb  : Cây cao, hạt tròn

- Một cơ thể P còn lại có kiểu gen, hiểu hình là:

Aabb  : Cây cao, hạt dài

c)Sơ đồ lai P đến F1

P : AaBb                           x    Aabb

G : AB: Ab: aB : ab                 Ab : ab

F1 :

     đực

cái

AB

Ab

aB

ab

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

 

Tỉ lệ kiểu hình:

Kiểu gen

Kiểu hình

1 AABb

2 AaBb

3 cao, hạt tròn.

1Aabb

2Aabb

3 cao, hạt dài

1 aaBb

1 thấp, hạt tròn

1 aabb

1 thấp hạt dài

 

Câu 2:

Nhiễm sắc thể giới tính

Nhiễm sắc thể thường

+ Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội

+ Tồn tại thành cặp tương đồng (XX), hoặc không tương đồng(XY)

+ Chủ yếu mang gen qui định giới tính

+ Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội

+ Luôn luôn tồn tại cặp tương đồng

+ Chỉ mang gen qui định tính trạng thường

 

Câu 3:

3.1: ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều.

Các Nu giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS A- T, G – X.

Mỗi chu kì xoắn là 34A0 , 10 căp Nu , đường kính vòng xoắn là 20A0

3.2:

a) Số lượng Nu của gen : 60 x 20  =  1200 Nu

b)  Khối lượng phân tử của gen : 1200 x 300 = 36.104 đvC

c) Dựa vào NTBS, theo giả thiết ta có % và số lượng Nu mỗi loại

G = X =20% => G = X = 1200 x 20 : 100 = 240 Nu

T = A = 30% => T = A = 1200 x 30 : 100 = 360 Nu

Số lượng nu mỗi loại môi trường cung cấp cho gen tái bản 5 đợt liên tiếp

A = T = (25 – 1 ) 360 = 11.160 Nu

G = X = (25 – 1) 240 = 7.440 Nu

d) Theo bài ra, gen nhân đôi 5 lần, vậy số gen con được tạo ra là: 2k=25= 32 (gen)

Các gen con phiên mã 3 lần →  Số lượng mARN do các gen con phiên mã là:32.3 = 96 mARN

số lượng Ri cần cung cấp để tổng hợp 1 phân tử m ARN là:

rN= N/2= 1200 : 2 = 600 Ri

→ Tổng số Ri cần cung cấp để tổng hợp 96 mARN

600  x  96 = 57.600 Ri

Câu 4:

4.1: Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên gây ra rối loạn trong quá trình tổng hợp pr.

4.2:

P : 2n = 8     x     2n   = 8

G : n = 4  (bình thường), n = 3, n = 5 (giao tử bất thường)

F1 :   2n = 7 (Thể 1 nhiễm)                2n = 9 (Thể 3 nhiễm)

4.3:

a) Dạng đột biến gen

Chiều dài 2 gen D và d  bằng nhau => dạng đột biến thay thế

Liên kết hiđrô tăng 1 =>  1 cặp A- T thay bằng 1 cặp G - X

b)Xác định số lượng các loại Nu

Gen D :

Áp dụng NTBS (A- T, G- X )

G  = X  = 186 Nu

Ta có H  = 2A   + 3 G

=>2 A +  3 (186 ) = 1068

Vậy A = T  = 255

G =  X = 186

Gen d

Liên kết Hidro tăng 1 = > 1 cặp A  - T  thay = 1 cặp G – X

Vậy A đb  = T đb  = A  - 1 = 255 – 1 = 254

G đb = X đb = G + 1  = 186 + 1 = 187

Câu 5:

5.1:

+ Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới.

+ Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau  nên có thể cùng giới hoặc khác giới.

+ Nghiên cứu để biết tính trạng nào đó chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen hoặc rất ít không  biến đổi dưới tác động của môi trường (tính trạng chất lượng ), hoặc dễ bị biến đổi dưới tác động của môi trường (tt số lượng)

5.2:

a. Sơ đồ phả hệ

b) Bố mẹ không bị bạch tạng sinh 1 gái bạch tạng  ( có kiểu gen bb), vậy con gái nhận 1 gen b từ bố, 1 gen b từ mẹ => bố mẹ phải đồng thời có kiểu gen Bb

+ Đứa con trai bình thường lấy vợ bình thường  sinh một cháu trai bạch tạng (bb) do đó nhận mỗi bên bố mẹ một gen b => cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, đồng thời có kiểu gen Bb.

+ Đứa  cháu gái có thể có 1 trong 2 loại kiểu gen BB hoặc Bb

Câu 6:

6.1: Trong 3 nhân tố trên thì nhân tố ánh sáng là quan trọng nhất vì ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ và độ ẩm (ánh sáng tăng, nhiệt độ tăng từ đó ảnh hưởng đến độ ẩm và ngược lại). Hơn nữa ánh sáng là nguồn năng lượng khởi đẩu của sinh giới, cây xanh tiếp nhận năng lượng ánh sáng môi trường qua quá trình quang hợp.

6.2:

+ Sinh vật hằng nhiệt: Chuột, chim ưng, chim gõ kiến, cá voi.

+ Sinh vật biến nhiệt: Vi khuẩn cố định đạm, lươn, rùa núi vàng, kì đà.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Lý Tự Trọng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?