TRƯỜNG THCS BÌNH NGUYÊN
| ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 150 phút |
ĐỀ BÀI
Câu 1:
Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính.
Câu 2:
Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hai quá trình phát sinh giao đực và cái ở động vật?
Câu 3:
Nêu tóm tắt các cơ chế của hiện tượng di truyền bằng cách hoàn thành bảng sau:
Cơ sở vật chất | Cơ chế | Hiện tượng |
ADN |
|
|
NST |
|
|
Câu 4:
So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống.
Câu 5:
Ở một loài sinh vật có 2n = 48. Số lượng NST kép trong tế bào của các tế bào ứng vào thời điểm tập trung trên mặt phẳng xích đạo ít hơn số lượng NSTđơn của các tế bào cùng đang phân li về 2 cực của tế bào là 2400, còn tổng số NST có trong 2 nhóm tế bào đó bằng 5280.
a. Tìm số lượng tế bào con của từng nhóm ứng vào thời điểm nói trên đang nguyên phân?
b. Số lượng tế bào con được tạo ra khi hai nhóm tế bào nói trên kết thúc nguyên phân?
Câu 6:
Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân thấp, hạt dài. F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt dài. Cho F1 giao phấn thu được F2: 717 cao, dài: 240 cao, tròn: 235 thấp, dài : 79 thấp, tròn. Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng.
Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng:
1) 3:3:1:1 2) 1:1:1:1
Câu 7: Một đoạn phân tử ADN có 2 gen:
- Trên một mạch của gen I có A= 15%, T= 25%, gen đó có 3900 liên kết hyđrô.
- Gen thứ II dài 2550 A0 và có tỷ lệ từng loại nu clêôtít trên mạch đơn thứ 2: A = T : 2 = G : 3 =X : 4
Xác định:
- Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtít của mỗi gen?
- Số liên kết hyđrô và số liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN nói trên?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
- Tính đặc trưng: Bộ NST trong TB của mỗi loài SV được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng, cấu trúc.
Cho ví dụ về: Số lượng, hình dạng, cấu trúc.
- Cơ chế: Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: NP- GP- Thụ tinh:
+ Qua GP: Bộ NST phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.
+ Trong thụ tinh: Sự kết hợp giữa các giao tử → 2n trong các hợp tử.
+ Qua NP: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong NP có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân đôi NST về 2 cực TB → bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ TB này sang thế hệ TB khác của cơ thể.
Câu 2:
- Giống nhau:
+ Các TB mầm đều thực hiện NP.
+ Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc1 đều thực hiện GP để cho giao tử.
- Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái. | Phát sinh giao tử đực. |
- Noãn bào bậc 1 qua GP I cho thể cực thứ 1 và noãn bào bậc2 . - Noãn bào bậc 2 qua GP II cho 1 thể cực thứ 2 và 1 TB trứng. - Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua GP cho 2 thể cực và 1TB trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh. | - Tinh bào bậc1 qua GP I cho 2 tinh bào bậc 2. - Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP II cho 2 tinh tử PT thành tinh trùng. - Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GP cho 4 TT, Các TT này đều tham gia vào thụ tinh. |
Câu 3:
Các cơ chế của hiện tượng di truyền:
Cơ sở vật chất | Cơ chế | Hiện tượng |
ADN | ADN → ARN → Prôtêin | Tính đặc thù của Pr |
NST | Nhân đôi – Phân li – Tổ hợp. NP – GP- Thụ tinh. | Bộ NST đặc trưng của loài. Con giống mẹ. |
Câu 4:
So sánh Di truyền độc lập và di truyền liên kết.
Di truyền độc lập | Di truyền liên kết |
P: Hạt vàng,trơn x Hạt xanh,nhăn. AaBb aabb G: AB:Ab: aB: ab ab F:1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb 1V,T : 1V,N : 1X,T : 1 X,N
| P:Thân xám, cánh dài xThân đen,cánh cụt BV/ bv bv/ bv G: 1BV: 1bv 1bv F: 1BV/bv : 1bv/1bv 1X,D : 1Đ,C -Tỉ lệ KG và KH đều 1:1. - Không xuất hiện biến dị tổ hợp. |
- Ý nghĩa: DTLK đảm bảo sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST → trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
Câu 5:
a.
Gọi số lượng NST kép trong nhóm TB1 là x
Gọi số lượng NST đơn trong nhóm TB 2 là y
Ta có: x + y = 5280
y – x = 2400. Giải ra ta được : x = 1440 ; y = 3840.
- Nhóm Tb 1: NST đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo → chúng đang ở kỳ giữa . Số TB con là: 1440 : 48 = 30 TB.
- Nhóm TB 2: NST đang phân li về 2 cực → chúng đang ở kì sau.
Số TB con là: 3840 : (30 x 2) = 40 TB.
b. Số lượng TB con tạo ra từ 2 nhóm TB :(40 x2)+(30 x2) = 140 TB.
Câu 6:
1.
- Xét tỉ lệ phân li KH của từng tính trạng:
Cao/thấp = 3/1 ; Dài /tròn = 3/1.
Tỉ lệ phân li: 3:3:1:1 có thể phân tích thành (3:1) (1:1) có 2 trường hợp:
- TH 1:Tính trạng chiều cao phân li 3:1; tính trạng hình dạng phân li 1:1.
P: Cao, dài x Cao, tròn
AaBb Aabb
- TH 2: Tính trạng chiều cao phân li 1:1; tính trạng hình dạng phân li 3:1
P: Cao, dài x Thấp, dài.
AaBb aaBb
GP: AB, Ab, aB, ab aB, ab
F:
| AB | Ab | aB | ab |
aB | AaBB | AaBb | aaBB | aaBb |
ab | AaBb | Aabb | aaBb | aabb |
TLKG: 3 A-B-, 3aaB-, 1 Aabb, 1 aabb
TLKH: 3 Cao dài, 3 thấp dài, 1 cao ngắn, 1 thấp ngắn.
Câu 7:
1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nu. Của mỗi gen:
a. GenI:
A = T = (15% + 25%) : 2 = 20 % ; G = X = 50% - 20% = 30%.
Gọi N là số lượng nu. Của gen số liên kết H:
2A + 3G = 3900 (2 x 20%) N + (3x30%)N = 3900 N = 3000.
Số lượng từng loại nu. của gen I:
A =T = 3000 x 20% = 600 nu ; G =X = 3000 x 30% = 900 nu.
b. Gen thứ II: Số nu. trên mỗi mạch của gen: 2550A0 : 3,4 A0 = 750 nu.
Mạch thứ 2 của gen có: A2 = T2/2 = G2/ 3 = X2/4
T2 = 2A2; G2 = 3A2; ; X2 = 4A2. A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2. = 75
A2 = 75 ; T2 = 75 x 2 = 150 .
Số lượng nu. của cả gen thứ II : 750 x 2 = 1500 nu.
Số lượng và tỉ lệ từng loại nu. của gen II:
A = T = 75 + 150 = 225 nu. = (225 : 1500) x 100% = 15%.
G = X = 50% - 15% = 35% x 1500 = 525 nu.
2. Số liên kết H và liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN:
- Số liên kết H của gen II: 2 x 225 + 3 x 525 = 2025 .
- Số liên kết H của đoạn ADN : 3900 + 2025 = 5925.
- Tổng số nu. của đoạn ADN : 3000 + 1500 = 4500.
- Số liên kết hoá trị của đoạn ADN : 2 x 4500 – 2 = 8998.
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: