TRƯỜNG THCS BÌNH LƯ
| ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 120 phút |
ĐỀ BÀI
A. LÝ THUYẾT
Câu 1: Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở sinh sản hữu tính ?
a. Nguyên phân và giảm phân. b. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
c. Giảm phân và thụ tinh. d. Vật chất di truyền ở thế hệ con không đổi mới.
Câu 2: Sự giảm phân bất thường hình thành loại giao tử (n - 1) NST, giao tử này thụ tinh với 1 giao tử bình thường (n) NST sẽ hình thành thể đột biến:
a. Thể khuyết nhiễm. b. Thể 3 nhiễm (tam nhiễm).
c. Thể 1 nhiễm (đơn nhiễm). d. Thể đa nhiễm.
Câu 3: Ở thỏ, lông trắng là trội (B) so với lông đen (b), lông dài là trội (C) so với lông ngắn (c). Các cặp gen phân li độc lập. Xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các phép lai sau đây:
Phép lai 1: bbCc x bbCc.
Phép lai 2: BbCc x BbCc.
Phép lai 3: BbCc x Bbcc.
Phép lai 4: Bbcc x Bbcc.
1. Nếu F1 thu được 91 trắng, dài; 30 trắng, ngắn; 31 đen, dài ; 11 đen, ngắn thì nó thuộc:
a. Phép lai 1; b. Phép lai 2; c. Phép lai 3; d. Phép lai 4.
2. Nếu F1 thu được 28 đen, dài; 9 đen, ngắn thì nó thuộc:
a. Phép lai 1; b. Phép lai 2 và 3; c. Phép lai 1 và 2; d. Phép lai 1 và 3.
3. Phép lai này có tỉ lệ kiểu hình bằng nhau:
a. Phép lai 1 và 4; b. Phép lai 1 và 2; c. Phép lai 3 và 4; d. Phép lai 2 và 3.
4. Nếu F1 thu được 32 trắng, ngắn; 10 đen, ngắn thì nó thuộc:
a. Phép lai 4;b. Phép lai 2 và 3;c. Phép lai 2 và 4;d. Phép lai 3 và 4.
5. Nếu F1 thu được 30 trắng, dài; 31 trắng, ngắn; 10 đen, dài ; 11 đen, ngắn thì nó
thuộc: a. Phép lai 1; b. Phép lai 2; c. Phép lai 3; d. Phép lai 4.
Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? Vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền học người?
Câu 5 : Bằng các kiến thức đã học hãy chứng minh con người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như các sinh vật khác. Có thể áp dụng hoàn toàn các phương pháp nghiên cứu di truyền, biến dị ở sinh vật vào nghiên cứu di truyền học người được không? Vì sao?
Câu 6: Nêu khái niệm thể đa bội? Người ta có thể gây tạo các thể đa bội bằng những phương pháp nào? Ứng dụng của đa bội thể trong chọn giống?
B. BÀI TẬP
Bài 1:
Một gen quy định cấu trúc của một pôlipeptit gồm598 axit amin có tỉ lệ: G : A= 4 : 5.
- Tính chiều dài của gen.
- Tính số lượng nuclêôtit từng loại do môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao liên tiếp 6 lần.
- Do đột biến, một cặp A-T của gen được thay thế bằng cặp G – X. Số liên kết hyđrô trong gen thay đổi như thế nào?
Bài 2: Ở 1 loài sinh vật, có 6 hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 9600 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 9300NST đơn cho quá trình nguyên phân trên.
- Xác định số lượng NST của 6 hợp tử khi chúng đang ở kỳ sau.
- Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
- Xác định tổng số tế bào xuất hiện trong cả quá trình nguyên phân của cả 6 hợp tử.
ĐÁP ÁN
A. LÝ THUYẾT
1 | 2 | 3 | ||||
c | c | 1b | 2a | 3a | 4a | 5c |
Câu 4:
-Trẻ đồng sinh cùng trứng:Được sinh ra từ 1 trứng thụ tinh với tinh trùng, qua các lần NP đầu tiên hợp tử được hình thành 2,3,4… TB riêng rẽ, mỗi TB phát triển thành 1 cơ thể. Giống nhau về phương diện di truyền, có KG đồng nhất, cùng giới tính…
-Trẻ đồng sinh khác trứng: Được sinh ra từ 2 hoặc nhiều trứng rụng cùng 1 lần, được thụ tinh cùng lúc bởi các tinh trùng khác nhau. Khác nhau về phương diện di truyền, khác nhau về KG, có thể cùng giới hoặc khác giới tính.
Vai trò: -Nghiên cứu được ảnh hưởng của môi trường đối với cùng 1 KG ở các giai đoạn ST,PT khác nhau.
- Xác định được vai trò di truyền trong sự phát triển của tính trạng.
Câu 5:
- Tuân theo quy luật di truyền : Qua nghiên cứu phả hệ có thể xác định
được tính trạng trội hay lặn, có liên kết với giới tính hay không… 1 số tính trạng ở người di truyền theo đúng các quy luật di truyền của Men Đen; tuân theo quy luật DT liên kết, hoán vị gen…
-Tuân theo quy luật biến dị:
+ ở người cũng chịu tác động của thường biến.Ví dụ: Người sống ở đồng bằng lượng hồng cầu ít hơn so với sống ở vùng núi cao.Con người cũng chịu sự tác động của các tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc, số lượng vật chất di truyền…(Cho ví dụ)
+ Cơ chế , nguyên nhân xuất hiện ĐB, hậu quả của ĐB giống như các SV khác.
* Không thể áp dụng hoàn toàn các PPNCDT,BD ở các SV khác vào NCDT,BD ở trên người vì:
- Ở người đẻ ít, sinh sản chậm; Do quan hệ xã hội nên không thể dùng PP lai tạo và PP gây ĐB để nghiên cứu.
Tuy nhiên bằng các PP đặc biệt như: PP phả hệ, PPNC trẻ đồng sinh,PPTB…đã xác định cơ chế DT của người và các SV khác tương tự nhau.
*Khái niệm:Thể đa bội là cơ thể mà trong TBSD có số NST là bội số của n.
Câu 6:
*Phương pháp tạo đa bội thể:
- Dùng tác nhân phóng xạ, cơ học tác động vào lúc TB đang phân chia, làm đứt dây thoi vô sắc → NST không phân li → tạo đa bội thể.
- Hoặc dùng tác nhân hoá học thấm vào TB làm ảnh hưởng đến quá trình phân chia NST → tạo đa bội thể.
Ứng dụng: Sử dụng PP gây đa bội đã tạo được nguồn biến dị quý trong tạo giống.(Cho ví dụ).
B. BÀI TẬP
Bài 1:
1. Tính chiều dài của gen:
Số N của gen: (598 + 2) x3 x2 = 3600.
Chiều dài của gen: (3600 : 2) x 3,4 = 6120 A0
2. Số lượng nuclêôtit từng loại :
A + G = 3600 : 2 = 1800 mà G : A = 4: 5 → G : A = 0,8 → G = 0,8A
Giải ra ta có: A = T = 1000; G = X = 800.
Số lượng nuclêôtit từng loại do MT cung cấp:
A = T = (26 - 1) x 1000 = 63000 → G = X = (26 - 1) x 800 = 50400
3. Số liên kết H…
-Trong gen chưa đột biến: H = (2 x 1000) + (3 x 800) = 4400.
-Trong gen đột biến: A = T = 1000 – 1 =999 G = X = 800 + 1 = 801
H = (2 x 999) + (3 x 801) = 4401.
Vậy gen đột biến nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết H.
Bài 2:
a. Xác định số lượng NST:
Theo bài ra ta có: 6.2n.2k = 9600.
6.2n.(2k - 1) = 9300. Giải ra ta có : 2n = 50.
Số lượng NST của 6 hợp tử trong kì sau: 6 x 50 x2 = 600NST
- Số đợt NP: 6 x 50 x 2k = 9600 → 2k = 32 → k = 5.
Vậy số đợt NP là 5 đợt.
c. Tổng số TB = (2 + 4 + 8 + 16 + 32) x 6 = 372 TB.
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: