SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG BÌNH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC 9
THỜI GIAN: 150 PHÚT
Câu 1 (2 điểm):
1. Hai nguyên tố R và R’ đều ở thể rắn trong điều kiện thường, 12 gam R có số mol nhiều hơn số mol của 6,4 gam R’ là 0,3 mol. Biết khối lượng mol của R nhỏ hơn khối lượng mol của R’ là 8.
a. Xác định hai nguyên tố R và R’ .
b. Tính khối lượng chất rắn thu được khi nung nóng hỗn hợp R và R’ (trong môi trường không có không khí)
2. Bằng phương pháp hóa học và chỉ dùng một thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng, hãy nhận biết các ống nghiệm chứa các dung dịch riêng biệt sau: BaS, Na2S2O3, Na2SO4, Na2CO3, Fe(NO3)2. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 2 (2 điểm):
1. Cho các dãy chất sau:
Dãy 1: CH4, CH3 – CH3, CH3 – CH2 – CH3, …
Dãy 2: CH2=CH2, CH2=CH – CH3, CH2=CH – CH2 – CH3, …
Dãy 3: CH CH, CH C – CH3, CH C – CH2 – CH3, CH C – …
a. Hãy nhận xét đặc điểm cấu tạo và viết công thức tổng quát của các chất trong mỗi dãy.
b. Viết phản ứng cháy của dãy 1, 2, 3; phản ứng cộng của dãy 2; phản ứng cộng và thế của dãy 3.
2.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Biết A là tinh bột và F là bari sunfat.
Hãy chọn các chất X, B, C1, C2, Y1, Y2, D1, D2, Z1, Z2, E1, E2, I1, I2 trong số các chất sau: natri sunfat; cacbon đioxit; bari clorua; axit axetic; glucozơ; rượu (ancol) etylic; nước; bari cacbonat; axit clohiđric; bari axetat; bari hiđroxit; bari; oxi; amoni sunfat để thỏa mãn sơ đồ phản ứng đã cho. Viết các phương trình phản ứng hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) theo sự biến hóa đó.
Câu 3 (2.5 điểm):
1. Hỗn hợp A gồm FexOy, FeCO3,
2. Criolit được điều chế theo phản ứng sau:
Al2O3(rắn) + HF(dd) + NaOH(dd) Na3AlF6(rắn) + H2O .Tính khối lượng quặng có chứa 80% Al2O3 (còn lại là tạp chất trơ) cần dùng để sản xuất 1 tấn criolit, biết hiệu suất phản ứng là 75%.
Câu 4 (1.5 điểm):
1. Axit xitric là một loại axit hữu cơ có trong nhiều loại quả (cam, chanh, …) ;công thức cấu tạo của axit xitric (như hình bên).
a. Viết công thức phân tử của axit xitric.
b. Trong “viên sủi” có những chất hóa học có tác dụng chữa bệnh, ngoài ra còn chứa một ít bột natri hidrocacbonat và bột axit xitric .Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho “viên sủi” vào nước.
2. Cân bằng phương trình hóa học sau bằng phương pháp thăng bằng electron.
a) FeS2 + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
b) FeCO3 + FeS2 + HNO3 → Fe2(SO4)3 + CO2 + NO + H2O.
Câu 5 (2 điểm): Cho sơ đồ điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm:
1. Từ hình vẽ trên, hãy cho biết:
a. Tên các dụng cụ thí nghiệm đã đánh số trong hình vẽ.
b. Chỉ ra hai chất có thể là X trong sơ đồ trên, viết phương trình phản ứng minh họa.
c. Giải thích tại sao trong thí nghiệm trên?
- Khí O2 lại được thu bằng phương pháp đẩy nước.
- Khi kết thúc thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn.
2. Trong thí nghiệm trên, nếu nung m gam KMnO4 với hiệu suất phản ứng 60% rồi dẫn toàn bộ khí sinh ra vào một bình cầu úp ngược trong chậu H2O như hình vẽ. Một số thông tin khác về thí nghiệm là: nhiệt độ khí trong bình là 27,30C; áp suất không khí lúc làm thí nghiệm là 750 mmHg; thể tích chứa khí trong bình cầu là 400 cm3; chiều cao từ mặt nước trong chậu đến mặt nước trong bình cầu là 6,8cm; áp suất hơi nước trong bình cầu là 10 mmHg .Biết khối lượng riêng của Hg là 13,6gam/cm3, của nước là 1 gam/cm3 .Hãy tính m.
Câu 6 (3 điểm): Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường). Trong phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó có 2 chất với thành phần phần trăm thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đều đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02 M, thu được 2,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 0,188 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa (Cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn).
1. Tính m và thể tích dung dịch Ca(OH)2 đã dùng.
2. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hidrocacbon.
3. Tính thành phần % thể tích của 3 hidrocacbon trong hỗn hợp X.
Câu 7 (1 điểm): Trộn ba oxit kim loại là FeO, CuO, MO (M chỉ có hóa trị II) theo tỉ lệ về số mol là
5: 3: 1 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí H2 dư qua 11,52g A đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn B. Để hòa tan hết B cần 450ml dung dịch HNO3 1,2M thu được V lít khi NO duy nhất (đktc) và dung dịch chỉ chứa muối nitrrat của kim loại. Xác định kim loại M và tính V.
Câu 8 (2 điểm): Hỗn hợp rắn A gồm kim loại M và 1 oxit của nó có khối lượng là 177,24 gam. Chia A thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1: hòa tan trong dung dịch gồm HCl và H2SO4 dư thu được 4,48 lít H2.
Phần 2: hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít khí không màu hóa nâu trong không khí và dung dịch B.
Phần 3: đem đun nóng với chất khí CO dư đến khi phản ứng hoàn toàn thì cho toàn bộ chất rắn hòa tan hết trong nước cường toan dư thì chỉ có 17,92 lít NO thoát ra. Các khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
1. Xác định công thức của kim loại và oxit.
2. Nếu ở phần 2 cho thể tích dung dịch HNO3 là 1 lít và lượng HNO3 dư 10% so với lượng phản ứng vừa đủ với hỗn hợp kim loại và oxit.
- Xác định nồng độ mol/l của HNO3.
- Dung dịch B có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Fe.
Câu 9 (2 điểm): Hỗn hợp Z chứa 3 axit cacboxylic: A là CnH2n + 1COOH, B là CmH2m + 1COOH và D là CaH2a - 1COOH (với n, m, a: nguyên dương và m = n + 1). Cho 74 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 101,5 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 14,8 gam Z thu được 11,2 lít CO2 (đktc).
1. Xác định công thức cấu tạo của A, B và D.
2. Tính % khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp Z.
3. Hãy nêu tính chất hoá học của axit D và viết phương trình hoá học minh hoạ.
Câu 10 (2 điểm):
1. Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho Na vào dung dịch CuSO4.
b. Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3.
c. Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
d. Cho rất từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 và khuấy đều.
2. Axit CH3 – CH = CH – COOH vừa có tính chất hóa học tương tự axit axetic vừa có tính chất hóa học tương tự etilen. Viết các phương trình hóa học xảy ra giữa axit trên với: K, KOH, C2H5OH (có mặt H2SO4 đặc, đun nóng) và dung dịch nước brom để minh họa nhận xét trên.
-----------------------Hết--------------------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
CÂU | NỘI DUNG TRÌNH BÀY | ĐIỂM |
1 | a, Ta có: 12/R – 6,4/R’ = 0,3 R’ = R + 8 → 0,3R2 – 3,2R – 96 = 0 Nghiệm hợp lí : R = 24 → R là Mg (Magie) R’ = 32 → R’ là S (lưu huỳnh) b, Số mol của Mg = 12/24 = 0,5(mol) Số mol của S = 6,4/32 = 0,2(mol) Mg + S → MgS Trước phản ứng: 0,5 0,2 (mol) Phản ứng: 0,2 0,2 0,2 (mol) Sau phản ứng: 0,3 0 0,2 (mol) mchất rắn = 0,3.24 + 0,2.56 = 18,4(g) |
|
2. - Mẫu thử tạo khí mùi trứng thối và kết tủa trắng là BaS BaS + H2SO4 → H2S + BaSO4 . - Mẫu thử vừa tạo khí mùi sốc vừa tạo kết tủa vàng với H2SO4 loãng là Na2S2O3 Na2S2O3 + H2SO4 → S + SO2 + Na2SO4 + H2O. - Mẫu thử tạo khí không màu không mùi với H2SO4 loãng là Na2CO3 Na2CO3 + H2SO4 → CO2 + Na2SO4 + H2O - Mẫu thử tạo khí không màu hóa nâu trong không khí là Fe(NO3)2. 3Fe2+ + 4H+ + NO3-→3Fe3+ + NO + 2H2O. 2NO + O2 → 2NO2 Còn lại là Na2SO4. |
|
---Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của đề thi các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9- Sở GD & ĐT tỉnh Quảng Bình có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9- Phòng GD & ĐT huyện Chư Prông có đáp án
- Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9- Phòng GD & ĐT huyện Tiền Hải có đáp án
Chúc các em học tốt!