Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Tam Bình có đáp án

 

TRƯỜNG THCS TAM BÌNH

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

 

ĐỀ BÀI

Câu 1:

a. Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trội cần phải làmgì?

b. Nêu bản chất  của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ

Gen (1 đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng

c. Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể là (2n + 1) và (2n - 1).

Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?

d. Căn cứ vào đâu mà Men Đen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?

Câu 2:

2.1 Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử của ruồi giấm đã tạo ra 8 tế bào mới. Số lượng nhiễm sắc thể đơn ở kỳ cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là:

a. 64               b. 128          c.  32           d. 512               e. 256.

2.2 Một gen có chiều dài 10200 A0, số lượng nuclêôtít A chiếm 20%, số lượng liên kết hiđrô có trong gen là :

a. 7200          b. 3900           c. 600         d. 7800               e. 3600.

2.3 Yếu tố cần và đủ  để quy định tính đặc trưng của AND là:

  1. Số lượng nuclêôtít.
  2. Trình tự phân bố các loại nuclêôtít.
  3. Thành phần của các loại nuclêôtít.
  4. Cả a và b.
  5. Cả b và c.

   2.4 Ở cấp độ phân tử, cơ chế nào giải thích hiện tượng con có những tính trạng giống  bố mẹ?

  1. Quá trình nhân đôi AND.
  2. Sự tổng hợp prôêin dựa trên thông tin di truyền của AND.
  3. Quá trình tổng hợp ARN.
  4. Chỉ có  b và c.
  5. Cả a,b,c.

Câu 3:

 Cho 2 thứ đậu hạt đỏ, nhăn và hạt vàng, trơn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt đỏ, trơn.Cho F1tiếp tục giao phấn với nhau được F2có tỉ lệ:12 hạt đỏ, nhăn :25 hạt đỏ, trơn:11 hạt vàng, trơn.

  Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

  1. Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:1.
  2. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.
  3. Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P.
  4. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.

Câu 4 :

  Ở người gen D  quy định mắt nâu, gen d quy định mắt xanh. Gen T quy định da đen, gen t quy định da trắng. Các gen này phân li độc lập với nhau.

 Bố có mắt xanh, da trắng. Mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có mắt nâu, da đen?

  a. DdTt  – mắt nâu,da đen.                                      c. DDTT  – mắt nâu,da đen.

  b. DdTT – mắt nâu,da đen.                                      d. DDTt – mắt nâu,da đen.

Câu 5:

   Bộ nhiễm sắc thể của loài được ký hiệu như sau: T đồng dạng với t, D đồng dạng với d, H đồng dạng với h. (mỗi chữ cái ứng với 1 nhiễm sắc thể đơn). Viết ký hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài ở các kì:

  1. Của phân bào nguyên phân?
  2. Kỳ trước I,kỳ cuối II của phân bào giảm phân? (Nếu không có sự trao đổi đoạn và đột biến).

Câu 6 :

Một gen dài 0,816 micrômet và có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtitkhác bằng 15%số nuclêôtit của gen.

Trên mạch đơn thứ nhất của gen có tổng số giữa 2 loại ađênin với guanin bằng 50%, hiệu số giữa ađênin với guanin bằng 10% và tỉ lệ T : X = 3 : 3.

  1. Tính ti lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
  2. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a.

 -Muốn xác định được KG của cá thể mang tính trạng trội cần phải lai phân tích, nghĩa là lai với cá thể mang tính trạng lặn.

 - Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có KG dị hợp.

b. Bản chất của mối quan hệ:

 -Trình tự các N. trên mạch khuôn quy định trình tự các N. trong mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự a.amin trong cấu trúc bậc1 của Pr. Pr trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của TB, từ đó biểu hiện thành tính trạng.

 - Như vậy thông qua Pr, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau,cụ  thể là gen quy định tính trạng.

c) Cơ chế

- Do 1 cặp NST không phân li trong GP, dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST hoặc không có NST nào.

- Sự thụ tinh của các giao tử bất bình thường này với giao tử bình thường sẽ tạo ra các dị bội thể.

 - Giao tử  mang cặp NST tương đồng kết hợp với giao tử chỉ mang 1 NST của cặp đó                

   thì sẽ cho thể dị bội (2n + 1).

- Sự kết hợp giữa 1 giao tử mang 1 NST của cặp tương đồng và 1 giao tử không mang   

   NST nào của cặp đó thì sẽ cho thể dị bội (2n - 1).

d) Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh  hưởng của môi trường.

- Đối với các tính trạng số lượng : trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới KH tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu,  làm giảm năng suất.

- Về mức phản ứng: để tăng năng suất vật nuôi cây trồng theo 2 cách: Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo thay giống cũ bằng giống mới có  tiềm năng năng suất cao hơn.

e.

- Tỉ lệ mỗi KH ở F2 bằng tích các tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

-F2 phân ly KH theo tỷ lệ : 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh , trơn : 1 xanh, nhăn. 

Câu 2:

2.1

2.2

2.3

2.4

b

d

b

e

 

Câu 3:

*Giải thích:

- F1 thu được toàn đậu hạt đỏ, trơn  Þ đỏ trội so với vàng, trơn trội so với nhăn. Đậu F1  có KG dị hợp tử về 2 cặp gen.

- F2 có tỷ lệ : 12 hạt đỏ, nhăn : 25 hạt đỏ, trơn : 11 hạt vàng, trơn »  1: 2 : 1. (4 tổ hợp). F1  dị hợp cho 4 tổ hợp  Þ mỗi bên cho 2 loại giao tử. Chứng tỏ có hiện tượng di truyền liên kết gen.

Quy ước : A : đỏ , a: vàng ; B: trơn, b: nhăn.

      P:  (đỏ, nhăn) x (vàng, trơn):  \(\frac{{Ab}}{{Ab}}x\frac{{aB}}{{aB}}\)

    G:                      Ab                      aB

    F1:             (đỏ, trơn) \(\frac{{Ab}}{{aB}}x\frac{{Ab}}{{aB}}\) (đỏ, trơn)

      G :               Ab ,   aB                  Ab,    aB

                 KG : \(1\frac{{Ab}}{{Ab}}:2\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{aB}}\) 

                  KH: 1 đỏ, nhăn :     2 đỏ, trơn   :  1 vàng, trơn.

   Þ đáp án đúng:   b. 2 cặp tính trạng di truyền liên kết

Câu 4:

Đáp án : c. DDTT – mắt nâu, da đen.

Câu 5:

a-Trong phân bào nguyên phân:

  • Kỳ trung gian: Đầu kỳ: TtDdHh. Cuối kỳ: TTttDDddHHhh.
  • Kỳ trước: TTttDDddHHhh.
  • Kỳ giữa:  TTttDDddHHhh.
  • Kỳ sau :  Mỗi crômatít trong NST kép tách nhau qua tâm động di chuyển về 2 cực của TB.
  • Kỳ cuối : Tạo 2 TB con, mỗi TB có bộ NST : TtDdHh.

 b- Trong phân bào giảm phân

- Kỳ trước I: TTttDDddHHhh.

- Kỳcuối II: Tạo ra 8 loại TB chứa nguồn gốc NST khác nhau:

TDH, tDH, TdH, TDh, Tdh, tDh, tdH, tdh

Câu 6:

a. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại N.của gen.

     Số lượng N. của gen là:  \(\frac{{2.0,{{816.10}^4}}}{{3,4}} = 4800nu\)

     Theo bài ra ta có:  \(\left\{ \begin{gathered} A - G = 15\% \hfill \\ A + G = 50\% \hfill \\ \end{gathered} \right. \to 2G = 35\% \)

     Giải ra ta được: G = X = 17,5% = 840 nu.     A = T = 32,5% = 1560 nu.

b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại N. trên mỗi mạch của gen:

Số N trên mạch đơn thứ 1 là : 4800 : 2 = 2400 nu.

Theo bài ra ta có :  A1  +   G1 = 50%  → T1 + X1 = 50%

                               A1 - G1 = 10%.  Tỉ lệ T1 : X1 = 3: 3 . Þ T1 = X1. Giải ra ta có:

A1  = T2 =  30% =720 nu.       X1  = G 2 =  25% = 600 nu.

T1  = A2 =  25% = 600 nu.      G1  = X2 =  20% = 480 nu.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Tam Bình có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?