Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 8 năm 2020 trường THCS Đào Duy Từ có đáp án

 

TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY TỪ

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

Môn: SINH HỌC 8

Năm học: 2020 – 2021

Tổng thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: Hoạt động sống của tế bào biểu hiện như thế nào? Phân tích những biểu hiện đó?

Câu 2: Hãy nêu các yếu tố giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong mạch?

Câu 3:

a) Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra như thế nào?

b) Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa.

Câu 4: Tại sao những người làm việc ở những nơi có nhiều khí cacbonoxit ( khí CO) lại bị ngộ độc.

Câu 5: Sự khác nhau giữa tế bào động vật với tế bào thực vật?

Câu 6: Miễn dịch nhân tạo là gì? Hãy nêu từng loại miễn dịch nhân tạo. Tại sao con người không miễn dịch được với vi rút HIV. Hãy nêu cách phòng chống HIV.

Câu 7: Giải thích hai cấp độ của quá trình trao đổi chất và qua đó nêu mối quan hệ của chúng.

Câu 8: Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong 1 ngày đêm đã đẩy đi được 7560 l máu. Thời gian pha dãn chung bằng ½ chu kì tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 pha co tâm thất. Hỏi:

         a. Số lần mạch đập trong một phút?

         b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim?

         c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?

Câu 9: Nêu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?

Câu 10: Người chồng có nhóm máu O, người vợ có nhóm máu B. Huyết thanh của một bệnh nhân làm ngưng kết máu của người chồng mà không làm ngưng kết máu của người vợ. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Hoạt động sống của tế bào biểu hiện:

+ Hoạt động sống của tế bào biểu hiện ở quá trình trao đổi chất, lớn lên, phân chia và cảm ứng.

+ Các tế bào trong cơ thể được cung cấp chất dinh dưỡng, khí oxi do máu vận chuyển đến, tế bào sử dụng các chất này để tổng hợp nên chất sống mới đặc trưng cho cơ thể. Đồng thời trong tế bào vẫn luôn xảy ra sự phân hủy các chất hữu cơ để tạo ra năng lượng giúp cho mọi hoạt động sống của tế bào, của cơ thể.

+ Nhờ quá trình trao đổi chất, tế bào được lớn lên và được phân chia để tạo nên những tế bào mới giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

+ Tế bào có khả năng cảm ứng, tức là khả năng thu nhận và phản ứng lại những kích thích của môi trường  như kích thích lý học, hóa học giúp cơ thể thích nghi với môi trường.

Câu 2: Máu được vận chuyển qua hệ mạch liên tục và theo một chiều là nhờ các yếu tố sau:

+ Sức đẩy  do tim tạo ra (tâm thất co) đã tạo nên một áp lực trong thành mạch máu (gọi là huyết áp) vận tốc máu trong mạch.

+ Ở động mạch sức đẩy này nhờ sự co dãn của động mạch.

+ Ở tĩnh mạch: sự vận chuyển máu về tim được chủ yếu là nhờ sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch. Sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

- Ngoài ra nhờ các van mà ở phần tĩnh mạch máu trở về tim ngược chiều với trọng lực vẫn thực hiện được, không bị chảy ngược trở lại.

Câu 3:

a) Thực chất của quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở tế bào gồm quá trình đồng hoá và dị hoá.

b) Mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá:

- Đồng hoá và dị hoá là hai quá tình mâu thuẫn, nhưng gắn bó chặt chẽ và mật thiết với nhau:

Đồng hoá

Dị hoá

- Là quá trình tổng hợp các chất đặc trưng của tế bào và tích luỹ năng lượng.

- Quá trình đồng hoá đòi hỏi cung cấp năng lượng (phải tiêu hao năng lượng), năng lượng này lấy từ NL mặt trời hoặc NL lấy từ quá trình dị hoá.

* Vật chất được tổng hợp nên có tích luỹ năng lượng ở dạng thế năng.

- Không có QT đồng hoá thì không có vật chất để sử dụng trong dị hoá.

- Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đặc trưng của đã tổng hợp được trong quá trình đồng hoá, để tạo thành những hợp chất đơn giản và giải phóng năng lượng.

- Năng lượng được giải phóng dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào.

 

- Không có QT dị hoá thì không có năng lượng cung cấp cho QT đồng hoá và các hoạt động sống của tế bào.

 

Câu 4:

- Trong hồng cầu của người có Hêmôglôbin (Hb), Hb thực hiện chức năng kết hợp lỏng lẻo với ôxi để vận chuyển ôxi cho các tế bào; kết hợp lỏng lẻo với khí cacbonic (CO2) để chuyển về phổi và thải ra ngoài.

- Trong môi trường không khí có khí độc cacbon ôxit (CO), chất khí này (CO) kết hợp rất chặt chẽ với Hb nên việc giải phóng CO của Hb diễn ra rất chậm, làm cho hồng cầu mất tác dụng vận chuyển ôxi và thải khí CO2. Do đó gây độc cho cơ thể: không cung cấp đủ ôxi cho não gây hoa mắt và ngất xỉu, không thoát hết lượng CO2 ra khỏi cơ thể ® ngộ độc

Câu 5: Sự khác nhau giữa tế bào động vật với tế bào thực vật:

Tế bào ĐV

Tế bào TV

- Có màng là lipit, prôtêin. không có vách xenlulô nên hình dạng không ổn định

- Không có  lạp thể

- Không có không bào (Trừ động vật nguyên sinh)

- Có trung thể

- Chất dự trữ là Glicôgen

- Bên ngoài màng có vách xenlulô

 cứng nên hình dạng ổn định

- Có lạp thể: gồm lục lạp, sắc lạp và vô sắc lạp.

- Có không bào lớn.

- Không có trung thể

- Chất dự trữ là Hyđrat Cacbon

 

Câu 6:

- Miễn dịch nhân tạo là con người có thể gây cho cơ thể có khả năng miễn dịch (không bị mắc một bệnh nào đó) bằng cách tiêm chủng phòng bệnh.

- Có hai loại miễn dịch nhân tạo:

+ Miễn dịch chủ động: tiêm vào cơ thể những vi khuẩn gây bệnh đã được làm yếu đi hoặc một số chất độc của vi khuẩn đó tiết ra. Cơ thể con người khi được tiêm vào sẽ tạo ra một kháng thể có khả năng kháng độc dự trữ, khi có loại vi khuẩn đó xâm nhập vào cơ thể thì chúng sẽ bị tiêu diệt.

+ Miễn dịch thụ động: Là con người tạo ra những chất kháng thể các loại bệnh để tiêm vào cơ thể người. Chất kháng thể này được lấy từ huyết thanh của những con vật (ngựa, thỏ, chuột, …) được gây bệnh bằng cách tiêm vi khuẩn gây bệnh đã được làm yếu vào các con vật để tạo ra chất kháng lại bệnh này.

- Đến nay vi rút HIV chưa có loại thuốc đặc trị vì vậy cơ thể không tạo ra chất đề kháng để tiêu diệt loại vi rút này. (HIV tấn công ngay vào bạch cầu Limpo T gây rối loạn chức năng miễn dịch của bạch cầu này)

- Cách phòng chống HIV: (GV trình bày 3 con đường: qua tiêm trích, qua tình dục, qua truyền máu – mẹ sang con).

Câu 7:

* Hai cấp độ của quá trình trao đổi chất là: Trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.

- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí cacbonic từ cơ thể thải ra để thải ra môi trường ngoài. Trong cơ thể; thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu

- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào:Các chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận từ máu vào nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong để đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí cacbonic được đưa tớ phổi để thải ra ngoài

* Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.

- Hai cấp độ trao đổi chất quan hệ rất chặt chẽ với nhau; hoạt động ở cấp độ này thúc đẩy cho hoạt động ở cấp độ kia xảy ra

- Hai quá trình tồn tại song song và thúc đẩy nhau trong mỗi cơ thể  và cơ thể sẽ chết nếu một trong hai quá trình bị ngừng lại.

Câu 8:

a. Trong một phút đã co và đẩy được lượng máu là:

      7560 : (24.60) = 5,25 (lít)

Số lần tâm thất trái co trong một phút là:

      (5,25 . 1000) : 70 = 75 (lần)

b. Thời gian hoạt động của một chu kì tim là:

      60: 75 = 0,8 (giây)

c. Thời gian của các pha:

- Thời gian của pha giãn chung: 0,8 : 2 = 0,4 (giây)

- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> Thời gian pha thất co là 3x.

Ta có: x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 => x = 0,1 (giây)

Vậy thời gian tâm nhĩ co: 0,1 giây

Thời gian tâm thất co: 0,1. 3 = 0,3 giây

Câu 9:

- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ, ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hoá (Từ 6-7m ở người trưởng thành). Do đó tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non tăng lên gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài và đạt tới 400 đến 500m2.

- Trong mỗi lông ruột có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết phân  bố dày đặc.

- Ruột non có hoạt động nhu động từ từ làm cho thức ăn di chuyển, tạo điều kiện tiếp xúc giữa thức ăn với bề mặt hấp thụ.

Câu 10:

Nhóm máu A: Hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể  b

Nhóm máu B: Hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể a

Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, huyết tương không có cả a lẫn b

Nhóm máu O: Hồng cầu không có cả kháng nguyên A và B, huyết tương  có cả a lẫn b

- Trong đó a  là kháng thể tương ứng của kháng nguyên A, b là kháng thể tương ứng của kháng nguyên B

- Nguyên tắc khi truyền máu là “không cho kháng nguyên kháng thể tương ứng gặp nhau”.

- Ta có sơ đồ nguyên tắc truyền máu như sau:

Theo sơ đồ nguyên tắc truyền máu và bài ra rõ ràng người bệnh có nhóm máu B vì nhóm máu này khi truyền sẽ làm ngưng kết người có nhóm máu O (người chồng) nhưng không làm ngưng kết nhóm máu B (người vợ).

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 8 năm 2020 trường THCS Đào Duy Từ có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?