Đề thi HSG cấp tỉnh năm 2019 môn Tin 11 Sở GD&ĐT Thanh Hóa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HOÁ

ĐỀ CHÍNH THỨC

   Số báo danh

…………………….

…........................

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

Năm học: 2018-2019

 

Môn thi: Tin học - Lớp 11 THPT

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

 

Tổng quan bài thi:

 

Tên bài

File chương trình

File dữ liệu vào

File kết quả

Bài 1

Hệ đếm

BAI1.*

BAI1.INP

BAI1.OUT

Bài 2

Tìm số nguyên tố

BAI2.*

BAI2.INP

BAI2.OUT

Bài 3

Taxi

BAI3.*

BAI3.INP

BAI3.OUT

Bài 4

Hamming

BAI4.*

BAI4.INP

BAI4.OUT

Bài 5

Số lớn nhất

BAI5.*

BAI5.INP

BAI5.OUT

Dữ liệu vào là đúng đắn, không cần phải kiểm tra. Trong các file dữ liệu vào, nếu dữ liệu trên cùng một dòng thì được cách nhau bởi ít nhất 1 dấu cách. Dấu (*) trong tên file chương trình biểu thị đuôi file tùy thuộc vào NNLT sử dụng ('pas' đối với NNLT PASCAL, ‘c’ đối với NNLT C,...).

Bài 1 (5 điểm):Hệ đếm

Lần đầu tiên tiếp xúc với các vấn đề cơ sở Tin học, Mạnh ngỡ ngàng và thú vị khi được làm quen với hệ đếm cơ số 2 (Hệ đếm nhị phân). Mạnh nghĩ ra một xâu kí tự chỉ bao gồm các kí tự ‘0’ và ‘1’ biểu diễn một số tự nhiên N trong hệ đếm cơ số 2 và đố Hải tìm biểu diễn của N trong hệ đếm cơ số 10 (Hệ đếm thập phân).

Ví dụ: Mạnh nghĩ ra xâu ‘00010101’ là biểu diễn của số tự nhiên 15 trong hệ đếm cơ số 2.

Yêu cầu: Hãy giúp Hải chuyển xâu kí tự biểu diễn số tự nhiên N trong hệ đếm cơ số 2 thành xâu biểu diễn N trong hệ đếm cơ số 10.

Dữ liệu vào: Từ tệp văn bản BAI1.INP gồm một dòng duy nhất chứa xâu S có độ dài không quá 32 ký tự.

Dữ liệu ra: Ghi ra tệp văn bản BAI1.OUT xâu biểu diễn của N trong hệ đếm cơ số 10.

Ví dụ:

BAI1.INP

BAI1.OUT

10101110

174

 

Bài 2 (5 điểm): Tìm số nguyên tố

- Tìm tất cả các số P lớn hơn M và nhỏ hơn N thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Là số nguyên tố.

+ Tổng các chữ số của P phải chia hết cho k.

 Dữ liệu vào: Từ tệp văn bản BAI2.INP: Gồm 3 số M, N, k (1 ≤ M,N,k ≤ 106) (các số cách nhau ít nhất một dấu cách).

Dữ liệu ra: Ghi ra tệp văn bản BAI2.OUT gồm duy nhất 1 số là số lượng các số thỏa mãn yêu cầu đầu bài.

Ví dụ:

BAI2.INP

BAI2.OUT

BAI2.INP

BAI2.OUT

2 35 2

6

1 10 11

0

 

Bài 3 (4 Điểm): Taxi

Trong dịp nghỉ hè các bạn học sinh lớp 12 dự định tổ chức dã ngoại đến biển Sầm Sơn và sẽ đi bằng taxi. Các bạn được chia thành n nhóm, nhóm thứ i gồm Si bạn (1 ≤ Si ≤ 4) và mỗi chiếc taxi chở tối đa 4 hành khách. Vậy lớp 12 cần thuê ít nhất bao nhiêu chiếc taxi để chở các nhóm đi, với điều kiện là các bạn trong nhóm phải ngồi chung taxi (một taxi có thể chở một nhóm trở lên).

Dữ liệu vào: Từ tệp văn bản BAI3.INP gồm:

- Dòng đầu chứa số nguyên n (1 ≤ n ≤ 105(số lượng các nhóm học sinh)

- Dòng số 2 chứa dãy số nguyên S1, S2, ..., Sn (1 ≤ Si ≤ 4). Các số nguyên cách nhau bởi dấu cách với Si là số học sinh trong nhóm thứ i.

Dữ liệu ra: Ghi ra tệp văn bản BAI3.OUT là 1 số nguyên duy nhất là số lượng tối thiểu xe taxi cần thiết để chở tất cả học sinh đến nơi. Ví dụ:

BAI3.INP

BAI3.OUT

5

1 2 4 3 3

4

 

Bài 4 (3 điểm): Hamming

Dãy số nguyên dương tăng dần, trong đó ước nguyên tố của mỗi số không quá 5 được gọi là dãy Hamming.

Như vậy, 10 = 2×5 sẽ là một số trong dãy Hamming, còn 26 = 2×13  không thuộc dãy Hamming.

Phần đầu của dãy Hamming là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12, 15, . . .

Yêu cầu: Cho số nguyên x (1 ≤ x ≤ 109). Hãy xác định số thứ tự của x trong dãy Hamming.

Dữ liệu vào: Từ tệp văn bản BAI4.INP:

- Dòng đầu tiên chứa số nguyên t – số lượng tests (1 ≤ t ≤ 105),

- Các dòng tiếp theo mỗi dòng chứa một số nguyên x.

Dữ liệu ra: Ghi ra tệp văn bản BAI4.OUT: kết quả mỗi test đưa ra trên một dòng dưới dạng số nguyên hoặc thông báo (-1) nếu không tồn tại số đó trong dãy Hamming.

Ví dụ:

BAI4.INP

BAI4.OUT

11

1

2

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

2

6

-1

7

8

9

-1

10

-1

-1

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?