Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 8- Phòng GD & ĐT Thái Thụy có đáp án

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN THÁI THỤY

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP CẤP HUYỆN

MÔN HÓA HỌC 8

THỜI GIAN: 150 PHÚT

Câu 1 (5,0 điểm).

1) Trình bày phương pháp nhận biết các chất bột rắn riêng biệt sau: Đá vôi, vôi sống, muối ăn, cát trắng (SiO2).

2) Một hợp chất A có thành phần khối lượng 15,79% Al, 28,07% S còn lại là O. Hãy xác định công thức hóa học của A và đọc tên hợp chất.

3) Nung hoàn toàn 71,9 gam hỗn hợp gồm KMnO4 và KClO3, sau khi kết thúc phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm 14,4 gam so với ban đầu. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 2 (3,0 điểm).

Thổi 8,96 lít CO (đktc) qua 16 gam một oxit sắt nung nóng. Dẫn toàn bộ khí sau phản ứng qua dd Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 30 gam kết tủa trắng (CaCO3), các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

1) Tính khối lượng Fe thu được.

2) Xác định công thức oxit sắt.     

Câu 3 (4,0 điểm).

1) Hòa tan 19,21 gam hỗn hợp Al, Mg, Al2O3, MgO trong dd HCl, thấy thoát ra 0,896 lít H2 (đktc), sinh ra 0,18 gam H2O và còn lại 4,6 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam muối khan. Tính m (biết oxit bazơ tác dụng với axit tạo muối và nước).

2) Nhiệt phân 8,8 gam C3H8 thu được hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H4, C3H6, H2  C3H8 dư. Các phản ứng xảy ra như sau:

C3H8 -> CH4   +  C2H4 ;  C3H8 -> C3H6 +  H2

Tính khối lượng CO2, khối lượng H2O thu được khi đốt cháy hoàn toàn X.

Câu 4 (4,0 điểm).

 1) Hòa tan hoàn toàn 17,8 gam hỗn hợp gồm một kim loại R (hóa trị I) và oxit của nó vào H2O, thu được 0,6 mol ROH và  1,12 lit H2 (ở đktc).   

a) Xác định R.

b) Giả sử bài toán không cho thể tích H2 thoát ra. Hãy xác định R.

2) Đưa hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3 vào tháp tổng hợp NH3, sau phản ứng thấy thể tích khí đi ra giảm 1/10 so với ban đầu. Tính hiệu suất phản ứng ( biết các khí đo ở cùng điều kiện).

Câu 5 (4,0 điểm).

Y là hợp chất chứa 3 nguyên tố C, H, O. Trộn 1,344 lít CH4 với 2,688 lít khí Y thu được 4,56 g hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 4,032 lít CO2 (các khí đo ở đktc).

1) Tính khối lượng mol của Y.

 2) Xác định công thức phân tử Y.

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(5,0 điểm)

1 (1,5 đ).

 - Cho nước vào các mẫu thử, khuấy đều

+) Mẫu thử tan là vôi sống (CaO) và muối ăn (NaCl)

CaO + H2O -> Ca(OH)2

+) Mẫu không tan là đá vôi (CaCO3) và cát trắng (SiO2)

 - Dẫn CO2 vào dd thu được ở các mẫu thử tan ở đâu xuất hiện kết tủa trắng mẫu ban đầu là CaO, không hiện tượng gì là NaCl.

CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O

- Cho dd HCl vào hai mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tan tạo bọt khí là đá vôi, mẫu không tan là cát trắng

CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O

2 (1,5 đ).

   Đặt CTTQ của A là AlxSyOz (x, y, z € Z+)

    %O = 100% - %Al - % S

= 100% - 15,79% - 28,07% = 56,14%

Ta có x : y : z = : :

                        = 0,585 : 0,877 : 3,508

                        = 1 : 1,5 : 6 = 2 : 3 :12

Vậy CTHH của A là: Al2S3O12 hay Al2(SO4)3 Nhôm sunfat

3 (2 đ).

     Khối lượng chất rắn giảm = mO2

  => nO2 = 14,4/32 = 0,45 mol     

      2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2

         2x                                              x

      2KClO3 -> 2KCl +  3O2

         2y                           3y

     Ta có 2x. 158 + 2y.122,5 = 71,9 (1)

                  x    + 3y = 0,45    (2)

  => x = 0,15  => mKMnO4 = 158.2x = 47,4 g

=> %KMnO4 = 65,92%                                  

%KClO3 =   34,08%

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

0,25

 

 

0,5

0,25

0,5

 

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

0,5

Câu 2

(3,0 điểm)

1(1,5đ).

   nCO = 8,96/22,4 = 0,4 mol     nCaCO3 = 30/100 = 0,3 mol

 Đặt công thức oxit sắt là FexOy (x, y  € Z+)

        FexOy + yCO -> xFe + yCO2

                       0,3                     0,3

       nCO pư < nCO bđ => CO dư

  Theo ĐLBTKL

 mFexOy + mCO pư  = mFe + mCO2

 16 + 0,3.28 = mFe + 0,3.44 => mFe = 11,2 (g)

2 (1,5đ).       

nFe = 11,2/56 = 0,2 mol

 mO = 16 – 11,2 = 4,8 g => nO = 4,8/16 = 0,3 mol

 Ta có x : y = 0,2 : 0,3 = 2 : 3

  Vậy CT oxit sắt là: Fe2O3

 

 

   0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

0,75

 

0,75

 

Câu 3

(4,0 điểm)

1 (2,5 đ).

nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol   nH2O = 0,18/18 = 0,01 mol

Các pt có thể xảy ra

Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2

Al  + 3HCl -> AlCl3 + 3/2H2

MgO + 2HCl -> MgCl2 + H2O

Al2O3 + 6HCl -> 2AlCl3   + 3H2O

Theo các pt trên nHCl pư = 2nH2 + 2nH2O

                                          = 2.0,04 + 2.0,01 = 0,1 mol

Theo ĐLBTKL

     mhh + mHCl pư = m muối + m cran + mH2 + mH2O

  <=> 19,21 + 0,1.36,5 = m muối + 4,6 + 0,04.2 + 0,18

     => m muối = 18 g

2 (1,5 đ).

  Theo bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố thì tổng khối lượng các chất trong X cũng = khối lượng C3H8 ban đầu, khi đốt X cũng tương tự đốt C3H8 ban đầu nên ta có

 nC3H8 = 8,8/44 = 0,2 mol

     C3H8 +  5O2 -> 3CO2 + 4H2O

       0,2                    0,6        0,8

        mCO2 = 0,6. 44 = 26,4g

        mH2O = 0,8.18 = 14,4 g

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

0,75

 

 

 

0,75

 

 

 

 

0,5

 

0,5

0,5

 

 

---Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của đề thi các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 8- Phòng GD & ĐT Thái Thụy có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?