Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2017 - Trường THPT Chuyên Lê Qúi Đôn

    SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH                             ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN            MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11                                                       

Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . .             Thời gian làm bài: 45 phút

SBD: . . . . . . . . . .  . . . . Lớp: . . . . . . . . . .    

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Thí sinh chọn 1 đáp án đúng nhất

Câu 1. Phong trào Ngũ tứ nhằm mục đích gì?

a. Cải cách kinh tế, chính trị, xã hội đưa Trung Quốc phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

b. Phản đối âm mưu xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

c. Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh  

d. Đánh đuổi các nước đế quốc xâm lược

Câu 2. Trận đánh của quân ta gây được tiếng vang lớn nhất khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là:

a. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873).

b. Trận chiến của 100 binh sĩ ở cửa ô Thanh Hà.         

c. Trận chiến đấu của binh lính trong thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.

d. Trận chiến đấu của nhân dân chống lại các cuộc hành quân mở rộng xâm lược các tỉnh đồng bằng sông Hồng của Pháp.

Câu 3. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai vào năm

a. 1884                                                                       b. 1885

c. 1882                                                                       d. 1883

Câu 4. Lí do chính khiến thực dân Pháp quyết định đánh thẳng vào Thuận An (Huế) năm 1883 là:

a. Buộc triều đình Huế đầu hàng.

b. Triều đình Huế ngày càng bạc nhược, không có tinh thần chiến đấu.

c. Vua Tự Đức mất, triều đình Huế lục đục vì vấn đế phong vương.

d. Để thực hiện mưu đồ nhanh chóng kết thúc chiến tranh của Chính phủ Pháp và chính quyền thực dân Pháp ở Nam kì.

Câu 5. Trong thực tế, cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ phát triển như thế nào?

a. Tuân thủ đường lối đấu tranh của Đảng Quốc đại.

b. Đấu tranh vũ trang là chủ yếu.

c. Nhiều khi vượt qua giới hạn của chủ trương bất bạo động.

d. Lúc đầu đi theo đường lối đấu tranh ôn hòa.

Câu 6. Vì sao các nước Anh, Pháp, Mĩ không liên kết chặt chẽ với Liên Xô chống phát xít?

a. Do Anh, Pháp, Mĩ coi chế độ cộng sản là kẻ thù nên muốn đẩy cuộc chiến về phía Liên Xô.

b. Do phe phát xít có tiềm lực rất mạnh.

c. Do họ cho rằng chủ nghĩa phát xít không đồng nghĩa với nguy cơ chiến tranh.

d. Do giữa Liên Xô và Anh, Pháp, Mĩ không thống nhất được về quan điểm và đường lối chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh.

Câu 7. Tư tưởng nào được truyền vào Trung Quốc sau phong trào Ngũ tứ?

a. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản              b. Tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin.

c. Tư tưởng tư sản                                      d. Tư tưởng của chủ nghĩa phát xít.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không được đề cập trong Hội nghị Muy-ních?

a. Đức cam kết sẽ tấn công Liên Xô.

b. Anh, Pháp đồng ý trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức.

c. Đức cam kết chấm dứt các hoạt động thôn tính châu Âu.

d. Anh, Pháp, Đức kí tuyên bố không xâm phạm lẫn nhau và giải quyết bằng con đường thương lượng hòa bình các vấn đề tranh chấp.

Câu 9. Tính chất Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi với sự kiện nào?

a. Đức tấn công Liên Xô (6/1941).

b. Anh, Pháp đứng về phía Ba Lan tuyên chiến với Đức (9/1939).

c. 26 quốc gia đã ra bản Tuyên ngôn Liên Hợp quốc (1/1942)

d. Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng (12/1941).

Câu 10. Với Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đã thừa nhận chủ quyền của Pháp đối với khu vực nào ở nước ta?

a. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn                     b. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

c. Sáu tỉnh Nam Kì                                                                    d. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

Câu 11. Vào thời điểm quân Pháp chiếm đóng Gia Định chỉ với khoảng 1000 tên, lại phải rải trên một chiến tuyến dài 10 km nhưng quân đội triều đình Huế vẫn không tấn công vì sao?

a. Do đường lối chỉ đạo kháng chiến sai lầm của triền đình Huế.

b. Do tinh thần chiến đấu của quân triều đình rất thấp, không có sự ủng hộ của nhân dân.

c. Do quân Pháp thiện chiến  được trang bị vũ khí hiện đại.

d. Do quân Pháp có quân Tây Ban Nha hỗ trợ.

Câu 12. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?

a. Cửa biển Đà Nẵng tương đối rộng, tàu chiến Pháp có thể ra vào dễ dàng.

b. Đà Nẵng là vùng đất rất giàu tiềm năng, có thể giúp Pháp đứng chân lâu dài ở Việt Nam.

c. Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng trong việc đánh chiếm toàn bộ nước ta

d. Chiếm Đà Nẵng sẽ tạo bàn đạp để đánh ra Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy so sánh sự khác biệt giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế theo bảng sau:

Nội dung

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Khởi nghĩa Yên Thế

Thời gian

 

 

Lãnh đạo

 

 

Mục đích

 

 

Phương thức đấu tranh

 

 

Quy mô

 

 

Câu 2. (3,0 điểm)

Tóm lược những nét chính về 2 giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê. Tại sao nói đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần vương?

Câu 3. (2,0 điểm)

Trình bày những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).

Trên đây là toàn bộ Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 của các trường THPT Chuyên Lê Qúi Đôn, để xem chi tiết đề thi và đáp án các em có thể xem online hoặc tải về máy để ôn thi dễ dàng. Ngoài ra, các em có thể truy cập Chúng tôi.net để có thể tham khảo toàn bộ tài liệu ôn thi của các môn khác và tham khảo Đề cương ôn tập và Bộ 4 đề thi hk2 môn Lịch sử trong chương trình lớp 11. Hi vọng đây sẽ là tài liệu giúp các em có thể ôn thi dễ dàng. Chúc các em thi tốt.

--MOD Lịch sử Chúng tôi (tổng hợp)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?