ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 8
Câu 1: (3.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
KHI CON TU HÚ
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
(Tố Hữu)
a. Nêu nội dung chính của bài thơ. (1.0 điểm)
b. Câu: “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” thuộc kiểu câu gì, xét theo mục đích nói? Câu thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? (1.0 điểm)
c. Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh “con chim tu hú” ở cuối bài thơ như thế nào? (1.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng của mỗi người, hãy viết một đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) nêu suy nghĩ của em về tình cảm thiêng liêng ấy. Trong đó có sử dụng câu cảm thán và câu phủ định. Cho biết câu cảm thán và câu phủ định đó được dùng với mục đích gì?
Câu 3: (4.0 điểm)
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ tha thiết căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em”. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?
----------HẾT----------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. (3 điểm)
a.
- Khung cảnh thiên nhiên mùa hè (0.5 điểm)
- Tâm trạng người tù cách mạng (0.5 điểm)
Hoặc:
- Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống (0.5 điểm)
- Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày (0.5 điểm)
b. Câu: “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” thuộc kiểu câu cảm thán, xét theo mục đích nói. Câu thơ thể hiện tâm trạng bức bối, ngột ngạt muốn vượt thoát khỏi thực tại của tác giả. (1.0 điểm)
c. Ý nghĩa của hình ảnh “con chim tu hú” ở cuối bài thơ: là thời khắc hiện thực phũ phàng trong tù ngục bị giam cầm, xiềng xích. Tác giả bày tỏ tâm trạng bực bội muốn phá tung xiềng xích, thể hiện niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh bị tù đày đang hướng tới cuộc đời tự do. (1.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
- Viết đoạn văn đúng số câu; diễn đạt mạch lạc. (0.5 điểm)
- Nêu đúng mục đích của câu cảm thán và câu phủ định. (0.5 điểm)
- Suy nghĩ đúng đắn, chân thành, cảm động về tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng của mỗi người. (2.0 điểm)
Câu 3: (4.0 điểm)
- Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề cần nghị luận; phần Thân bài có vận dụng các thao tác lập luận để trình bày ý kiến của mình về lời căn dặn của Bác Hồ.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, cả bài viết chỉ có 01 đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: bài làm cho thấy học sinh xác định được vấn đề cần nghị luận: vai trò, tầm quan trọng của sách.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận.
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống (hoặc trong văn học), cụ thể và sinh động (2,5 điểm):
- Giải thích đúng vấn đề nghị luận
- Chứng minh, bàn luận để rút ra bài học cho bản thân và mọi người: vaitrò của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.
- Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.
- Phê phán, phản biện vấn đề
- Đề ra phương hướng cụ thể…
- Điểm 2,5: Đảm bảo các yêu cầu trên
- Điểm 2,0 - 1,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 1,25 - 0,75: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên; chứng minh vấn đề chưa thuyết phục, gượng ép.
- Điểm 0,5: Bài làm chỉ có vài ý rời rạc; hoặc viết được một đoạn ngắn.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội (0,5 điểm):
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: