TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2018-2019
MÔN VẬT LÝ – LỚP 8
(Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề)
Trường: ........................... ..lớp...... Họ tên HS:.............................................. | Giám thị số 1:.................. Giám thị số 2:................... | Số phách |
Điểm bằng số: | Điểm bằng chữ: | Số phách |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Tìm trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều?
A. Chuyển động quay của Trái Đất xung quanh trục của nó.
B. Chuyển động quay của cánh quạt điện khi nguồn điện đã ổn định.
C. Chuyển động của kim phút đồng hồ.
D. Chuyển động của một quả bóng đá lăn xuống dốc.
Câu 2. Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
B. Lực xuất hiện có tác dụng làm mòn lốp xe.
C. Lực xuất hiện khi dây cao su bị dãn.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ sát với nhau.
Câu 3. Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
A. 250Pa. B. 400Pa.
C. 2500Pa. D. 25000Pa.
Câu 4. Mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển là do:
A. Không khí giản nở vì nhiệt. B. Không khí cũng có trọng lượng.
C. Chất lỏng cũng có trọng lượng. D. Không khí không có trọng lượng.
Câu 5:Áp suất có đơn vị đo là
A. N/m3 B. N/cm C. N/m D. N/m2
Câu 6: Một vật chuyển động thẳng đều, thời gian để vật chuyển động hết quãng đường dài 4,8 m là 10 phút. Tốc độ chuyển động vật là:
A. 4,8 m/ph B. 48 m/ph C. 0,48 m/ph D. 480m/ph
Câu 7:Khi nói lực là đại lượng véctơ, bởi vì
A. Lực có độ lớn, phương và chiều B. Lực làm cho vật bị biến dạng
C. Lực làm cho vật thay đổi tốc độ D. Lực làm cho vật chuyển động
Câu 8:Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi
A. Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
C. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.
D. Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 9. Một em học sinh đạp xe đạp đều từ nhà đến trường, trong 12 phút đi được 2700m.
a) Tính vận tốc của em học sinh đó?
b) Quãng đường từ nhà đến trường là 3,6km. Hỏi em học sinh đó đi xe đạp với vận tốc trên thì mất thời gian bao lâu?
Câu 10. Một vật được treo vào một lực kế. Khi ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,1N, khi nhúng vào trong nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N.
a) Hỏi lực đẩy Ác-si-mét do nước tác dụng lên vật có phương, chiều và độ lớn như thế nào?
b) Tính thể tích và trọng lượng riêng của vật?
Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Câu 11.
a) Một vật có dạng hình lập phương nặng 2 tấn đặt trên mặt phẳng ngang. Hỏi áp suất vật tác dụng lên mặt ngang là bao nhiêu? Biết độ dài của mỗi cạnh hình lập phương là 80cm.
b) Một cái phao nổi trong bình nước, bên dưới treo một quả cầu bằng chì. Mực nước trong bình thay đổi thế nào nếu dây treo bị đứt.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (4đ) Mỗi câu đúng 0,5 đ
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
D | C | D | B | D | C | A | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu | Nội dung trình bày | Điểm |
Câu 9 (2đ) | a. t = 12 phút = 720s. Vận tốc của em học sinh đó là: v = \(\frac{s}{t}\) v = \(\frac{S}{t} = \frac{{2700}}{{720}}\)= 3,75m/s. b. s = 3,6km = 3600m. Thời gian em học sinh đi từ nhà đến trường là t = \(\frac{s}{v}\) t = \(\frac{S}{v} = \frac{{3600}}{{3,75}}\) = 960s =16 phút. |
0,5đ 0,5đ 0,5đ
0,5đ |
Câu 10 (2đ) | a. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có phương thẳng đứng, có chiều hướng từ dưới lên và có độ lớn FA = 0,2N b. Thể tích của vật: FA = dn . Vv ⇒ Vv = FA/ dn ⇒ Vv = 0,2/10000 = 0,00002m3 Trọng lượng riêng của vật: dv = P/ Vv ⇒ dv = 2,1/ 0,00002 = 105000N/m3 | 0,5đ
0,5đ 0,5đ
0,5đ |
Câu 11 (2đ) | a. m = 2t = 2000kg. Áp lực của vật tác dụng lên mặt phẳng: F = P Ta có: P = 10.m = 10.2000=20000(N) a = 80cm = 0,8m. Diện tích bị ép là: S = a2 = 0,82 = 0,64(m2) Áp suất mà vật tác dụng lên mặt ngang là: p = \(\frac{F}{S}\) \(p = \frac{F}{S} = \frac{{20000}}{{0,64}} = 31250(N/{m^2})\) b. Gọi thể tích phần chìm của phao lúc đầu là Vc, thể tích quả cầu V, trọng lượng tương ứng là P1 và P2 Lúc đầu hệ nổi cân bằng ta có (Vc + V)dn = P1 + P2 → Vcdn+ Vdn = P1 + P2 (1) Khi dây bị đứt quả cầu chìm xuống, gọi thể tích phần chìm của phao lúc này là Vc’ Ta có: Vc’dn+ Vdn < P1 + P2 (vì Vdn < P2) (2) Từ (1),(2) ta có: Vc‘dn+ Vdn < Vcdn+ Vdn → Vc’dn < Vcdn hay Vc’ < Vc Vậy thể tích chiếm chỗ của phao lúc sau nhỏ hơn thể tích chiếm chỗ của phao lúc trước nên mực nước trong bình giảm xuống. |
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5 |
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra chất lượng HK1 môn Vật lý 8 trường THCS Lý Tự Trọng năm học 2018-2019. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đây sẽ là tài liệu giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.