Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh

                                                                                          ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018

   TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH                                        Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 8

 

I. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách lựa chọn chữ cái đầu đứng trước phương án đúng nhất

Câu 1. Trong văn bản Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi khẳng định nước ta là một nước độc lập dựa vào những chứng cứ nào sau đây?

A. Có chủ quyền, lãnh thổ và phong tục riêng.

B. Có nền văn hiến, lãnh thổ riêng, phong tục riêng.

C. Có chủ quyền, có nền văn hiến, truyền thống lịch sử, lãnh thổ riêng, phong tục riêng.

D. Có nền văn hiến, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược.

Câu 2. “Ông là nhà thơ của lẽ sống, của tình cảm lớn, niềm vui lớn” là nhận xét về tác giả nào?

A. Thế Lữ                   B. Tế Hanh                C.Vũ Đình Liên                     D. Tố Hữu

Câu 3. Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào sau đây?

A. Con tuấn mã.                   B. Mảnh hồn làng.                C. Dân làng.               D. Quê hương.

Câu 4. Câu thơ “Sáng ra bờ suối tối vào hang” ( Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh ) giúp ta hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó?

A. Cuộc sống hài hòa, thư thái và có ý nghĩa của người cách mạng luôn làm chủ mình.

B. Cuộc sống an nhàn, tự tại của một người không phải lo nghĩ gì về cuộc đời.

C. Cuộc sống bình dị, đơn sơ, an nhàn.

D. Cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, xa lánh cõi trần tục.

Câu 5. Em đồng ý với nhận xét nào về giọng điệu của bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)?

A. Dõng dạc, hào hùng                    B. Nhẹ nhàng, vui tươi

C. Tha thiết, mềm mại                     D. Thâm trầm, sâu lắng

Câu 6. Câu “Cựa gà trống không thể đâm  thủng áo giáp của giặc” trích  trong văn bản Hịch tướng sĩ thuộc kiểu câu gì?

A. Nghi vấn               B. Cầu khiến              C. Phủ định               D. Cảm thán

Câu 7. Câu nghi vấn sau đây được dùng để làm gì?

Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

A.  Hỏi            B. Khẳng định           C. Phủ định.              D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 8. Khi sử dụng các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận cần  lưu ý điều gì?

A. Không được phá vỡ luận đề

B. Không được phá vỡ luận điểm

C. Không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn

D. Không được phá vỡ lí lẽ và dẫn chứng

II. PHẦN II: TỰ LUẬN.

Câu 1.

a. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Nội dung chính của bài thơ?

b. Em hãy kể tên ba bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.

Câu 2.

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về hiện tượng nguồn nước sạch ở địa phương em đang ngày càng vơi cạn.

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C D B A B C B C

II.  PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1: (3.0 điểm )

a. Hoàn cảnh sáng tác: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh tù đày, vô cùng gian khổ, thiếu thốn - ngắm trăng qua song sắt nhà tù. (1.0 điểm)

  • Nội dung: “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (1.0 điểm)

b. Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya... (1.0 điểm)

Câu 2: (5.0 điểm)

  • Yêu cầu:
    • Hình thức: Học sinh viết được một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả...
    • Nội dung: Trình bày suy nghĩ về hiện tượng nguồn nước sạch ở địa phương đang ngày càng bị vơi cạn (Bài nghị luận có xen yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm).
  • Tiêu chuẩn cho điểm:
    • Mở bài (0,5 đ):
      • Nêu được vấn đề cần nghị luận: Địa phương đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên trong đó có nước sạch.
    • Thân bài (4,0 đ): 
    • Lần lượt trình bày các luận điểm, mỗi luận điểm được  1,0 đ
      • Thực trạng nguồn nước sạch ở địa phương:
        • Mạch nước ngầm cũng như lưu lượng của các con sông đang giảm dần.
        • Nước sạch bị ô nhiễm, vấy bẩn, rác thải sinh hoạt làm đổi màu các dòng sông; chất hóa học làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
      • Nguyên nhân nguồn nước bị ô nhiễm và ngày càng cạn kiệt:
        • Do chất thái công nghiệp, chất thải sinh hoạt.
        • Sông hồ bị ô nhiễm, hạn hán kéo dài.
        • Tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình.
      • Hậu quả:
        • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
        • Ảnh hưởng đến sản xuất.
      • Giải pháp:
        • Tiết kiệm nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường.
        • Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường...
    • Kết bài (0,5 đ):
      • Đánh giá chung về hiện tượng: Cạn nguồn nước sạch là thảm họa của cuộc sống.
      • Trách nhiệm của mỗi người đối với vấn đề.

Ngoài ra, các em có thể làm bài thi Online tại đây:

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?