Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Kim Long

                                                                                  ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019

TRƯỜNG THCS KIM LONG                                               Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 8

 

I. Trắc nghiệm: (2 điểm): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Câu văn: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô” thuộc kiểu câu;

A. Trần thuật.               B. Câu bị động.     C. Câu phủ định để khẳng định.    D. Câu cảm thán.

Câu 2: Khi cô giáo đang giảng bài, 1 bạn tỏ ra mình đã hiểu, nói xen vào lời giảng của cô. Trong hội thoại, hành vi của bạn đó được gọi là gì?

A. Nói leo.          B. Nói hỗn          C. Chêm lời            D. Cướp lời

Câu 3: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?

A. Nét mặt.          B. Điệu bộ.                C. Cử chỉ.        D. Ngôn từ.

Câu 4: Trật tự từ của câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian?

A. Ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.              

B. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập.               

C. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị.                 

D. Mày dại quá, cứ vào đây, tao chạy cho tiền tàu.

II. Tự luận: (8 điểm)

Câu 5: (2 điểm)

Phát hiện lỗi lô-gic trong các câu sau. Chữa lại các lỗi đó.

a) Trong việc học tập nói chung và lao động nói riêng, bạn Nam đều rất gương mẫu.

b) Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài văn có giá trị.

c) Nếu không tin bạn thì sao em lại cố tình không nói những bí mật của em.

d) Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào bạn ấy cũng đi học muộn.

Câu 6: (2 điểm)

Chỉ ra phép trật tự từ trong câu thơ sau? Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ đó?

a.                             

“Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

b. “Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa”.

(Tô Hoài- Dế Mèn phiêu lưu kí)

Câu 7: (4 điểm) Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) nói về tác dụng của đi bộ ngao du. Sử dụng câu trần thuật, cảm thán? (Dành cho lớp B, C, D)

(Dành cho lớp A): Cho đoạn thơ:                             

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

(“Quê hương” - Tế Hanh)

Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về câu thơ trên, có sử dụng câu cảm thán, câu trần thuật?

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng: 0,5 điểm.

 1. C                            2.A                              3.D                              4. B        

II. Tự luận:

Câu 5: (2đ)

HS phát hiện được 1 lỗi sai, chữa lại được 0,5đ

a) Trong học tập cũng như trong lao động, bạn Nam đều rất gương mẫu.

b) Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài thơ có giá trị.

c) Nếu không tin bạn thì sao em lại cố tình nói những bí mật của em.

d) Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào bạn ấy cũng đi học đúng giờ.

Câu 6: (2điểm)

a.

  • Chỉ ra phép đảo trật tự từ trong câu thơ (1đ)
  • Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ đó (3đ)
    • HS nêu được câu chủ đề và triển khai theo các nội dung sau: Câu thơ tả cảnh ngụ tình, đã khắc hoạ được tâm trạng của nhà thơ thông qua cảnh vật để nói lên nỗi lòng tâm sự của mình.
    • Tô đậm hình ảnh con người nhỏ nhoi, ít ỏi trước thiên nhiên..., có sự xuất hiện của con người và sự sống nhưng dường như càng tăng thêm sự thưa thớt vắng vẻ, gợi nỗi buồn hắt hiu. Tăng thêm cảnh vắng vẻ tiêu điều của Đèo Ngang lúc chiều tà. Khắc hoạ tâm trạng nhớ nước thương nhà của tác giả khi xa quê.

b. Đưa phụ ngữ lên trước để nhấn mạnh sự ngạo nghễ, điệu bộ làm tịch của anh chàng bọ ngựa.

Câu 7: (4 điểm)

  • Yêu cầu về hình thức:
    • Với các lớp B, C, D: Viết được đoạn văn nói về tác dụng của đi bộ ngao du và sử dụng câu trần thuật, cảm thán.
    • Với lớp 8 A. Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, biết cách trình bày dưới dạng một bài văn cảm thụ ngắn.
  • Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được các ý cơ bản sau:
    • Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ:
      • Tác giả - tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.(0.5 đ)
      • Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
      • Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng.
      • Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa: Cánh buồm được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió của biển khơi. Cánh buồm là một vật cụ thể, hữu hình được ví với “mảnh hồn làng” là cái trừu tượng, vô hình. Bằng cách so sánh này, tác giả đã làm cho cái vô hình trở thành cái hữu hình đầy sống động. Đó là hình ảnh tượng trưng, là linh hồn của con thuyền, mà lại ở đây là con thuyền đánh cá. Vì vậy cánh buồm đã thành một hình ảnh ẩn dụ, là linh hồn của làng chài, hình ảnh thiêng liêng vừa mang tầm vóc lớn lao mà lại gần gũi.
      • Sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. * Đó là tình yêu quê hương trong sáng tha thiết sâu nặng của Tế Hanh. (0.5đ)
      • Sử dụng được câu cảm thán (1đ)

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?