Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2018-2019 THPT Quỳnh Lưu 3- Nghệ An có đáp án

     SỞ GD-ĐT  NGHỆ AN                  KIỂM TRA HỌC KÌ 1- NĂM HỌC 2018-2019

 TR­ƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3                   MÔN: VẬT LÝ 11 BAN CƠ BẢN

                                                                             Thời gian: 45 phút

 

Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD: . . . . . . . . .

Lớp: 11A . . .

 I.  PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm)

Câu 1. Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra một điện trường có cường độ E=30000V/m tại điểm M cách điện tích một khoảng r=30cm. Độ lớn điện tích Q là:

       A. 3.10-8C                                                                 B. 3.10-5C                                      

       C. 3.10-7C                                                                 D. 3.10-6C                 

Câu 2.  Công suất của nguồn điện được đo bằng đơn vị nào sau đây:

A.  Jun (J)                          B.  Oát (W)                   

C.  Culông (C)                D.  Niutơn (N)   

 Câu 3. Hai nguồn điện mắc nối tiếp (không xung đối ) có \({\xi _1} = 3V\), \({r_1} = 0,5\Omega \) và \({\xi _2} = 1,5V\)\({r_2} = 0,5\Omega s\) . Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:

         A\({\xi _b} = 4,5V;{r_b} = 1\Omega \)                                        B.  \({\xi _b} = 1,5V;{r_b} = 1\Omega \) ,   

         C.  \({\xi _b} = 4,5V;{r_b} = 0,25\Omega \),                                 D.  \({\xi _b} = 1,5V;{r_b} = 0,5\Omega \)

 Câu 4. Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 4 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 2 (Ω), hiệu điên thế giữa hai đầu đoạn mạch là 12 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là:

A.  U1 = 1 (V).                   B. U1 = 8 (V).               

C.  U1 = 4 (V).                   D. U1 = 6 (V).

 Câu 5. Trong hệ SI, đơn vị của cường độ điện trường là:

       A. Vôn (V)                                                               B. Vôn trên mét (V/m).

       C. Vôn trên culông ( V/C)                                       D. Niuton trên mét (N/m)              

 Câu 6. Một tụ điện có điện dung C. Khi đặt vào hai bản tụ điện một hiệu điện thế U thì điện tích của tụ điện là:

       A. Q=U/C                           B. Q=C/U                      C. Q=CU                       D. Q=1/2CU2

 Câu 7. Cách đổi đơn vị điện dung nào sau đây là ĐÚNG?

       A. 1nF=10-6F                     B. 1nF =10-12F             

       C. 1nF=10-3F                     D. 1nF =10-9F  

 Câu 8. Điện trở của một bóng đèn Đ: 6V- 6Wcó giá trị là:

A. 2Ω                                 B. 3Ω                            

C.  1Ω                                D. 6Ω

 Câu 9.  Chất khí không dẫn điện vì:

       A. Các phân tử khí ở trạng thái trung hoà điện, trong chất khí không có hạt tải điện

       B. có nhiều ion dương và ion âm.

       C. có nhiều electron tự do và lỗ trống.                                                           

       D. có nhiều electron tự do.     

 Câu 10.  Một điện tích điểm  q=10-4C đặt tại một điểm A trong điện trường có cường độ điện trường E=1000V/m chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn:

       A.  F=0,1N                        B. F=0,2N                      C. F=0,4N                      D. F=0,3N                     

 Câu 11. Hai điện trở R1= 2 Ω và R2= 6 Ω ghép song song , Điện trở tương đương của đoạn mạch là :

A.  8 Ω.                              B. 1,5 Ω.            C. 2,5 Ω.                             D. 2 Ω.

 Câu 12. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho:

       A. khả nãng tích điện cho 2 cực của nó.                     

       B. khả nãng tác dụng lực của nguồn điện.

       C. khả nãng tích trữ điện tích của nguồn điện.

       D. khả nãng thực hiện công của nguồn điện             

 Câu 13.  Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 1(Ω) mắc nối tiếp với điện trở R2 = 3(Ω), điện trở toàn mạch là:

A. RTM = 2 (Ω).                 B.  RTM = 1(Ω).             

C.  RTM = 4 (Ω).                 D.  RTM = 3 (Ω).         

 Câu 14.  Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ:

       A. tăng lên                         B. ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần

       C. giảm đi                          D. không thay đổi                                                                

 Câu 15. Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 có anốt làm bằng Ag, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1 (A). Cho A = 108 (g/mol), n = 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là:

A. 1,08 (g)                         B.0, 108 (g)                   

C. 10,8 (g)                         D.  0,54 (g)        

Câu 16. Trong điện trường đều có cường độ điện trường E, gọi d là khoảng cách giữa hai hình chiếu của các điểm M,N trên một đường sức. Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là:

A. U = Ed2 .                      B.  U =  E/d                   

C.  U = Ed.                       D. U = E/d.                     

Câu 17.  Công của lực điện trường làm điện tích q=2.10-4C dịch chuyển giữa hai điểm có hiệu điện thế U=1000V là:

A.  A=1J                            B.  A=0,2J                     

C.  A= 0,5J                      D. A=2J

 Câu 18. Một điện tích dương có khối lượng m=0,01g tích điện q=8.10-6C   di chuyển từ điểm M đến điểm N dọc theo đường sức điện trường  dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều. cho biết vận tốc tại M là v1= 0. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN =1000V. (Bỏ qua tác dụng của trọng lực) Vận tốc của điện tích tại N là:

A.  80m/s.                          B.  40 m/s                      

C.  1,26 m/s                                    D. 4 m/s    

Câu 19.  Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ đo điện nào sau đây?

A.  ampe kế                       B. vôn kế.                      

C.  công tơ điện.               D. tĩnh điện kế.            

 Câu 20.  Hạt  tải điện cơ bản trong chất khí khi có tác nhân iôn hoá là:

A.  các electron tự do.                                                                                 

B. các ion dương và ion âm.

C. các ion dương, ion âm và electron tự do.

D.  các electron tự do và các lỗ trống.

 

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm)

     Hai điện tích điểm q1 = 4.10-8C và q2 = -2.10-8C đặt cố định tại hai điểm A và B cách nhau 20 cm trong không khí.

a) Tính lực tương tác giữa hai điện tích .

b) Xác định độ lớn vec tơ cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích gây ra tại điểm M là trung điểm của AB

Câu 2:  (1,5 điểm).

      Cho mạch điện như hình vẽ: Nguồn điện có suất điện động và điện trở trong ξ = 12V, r = 2Ω.

Các điện trở R1  = R2  =  R3  = 2 Ω; R4 = 1 Ω. 

       a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua mạch chính.

       b) Nối M và B bằng một ampe kế có điện trở không đáng kể . Tìm số chỉ của ampe kế

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN LÍ 11

NĂM HỌC 2018 - 2019

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm)

 

Đề

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

001

C

B

A

B

B

C

D

D

A

A

B

D

C

A

A

C

B

B

C

C

 

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

...

---Để xem đáp án phần tự luận Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2018-2019 THPT Quỳnh Lưu 3- Nghệ An các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK1 môn Vật lý 11 năm 2018-2019 THPT Quỳnh Lưu 3- Nghệ An có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?