SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 1 | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 12 MÔN HÓA HỌC Thời gian: 45 phút |
Câu 1. Công thức phân tử của este có tên gọi metyl acrylat là
A. C4H6O2. B. C4H8O2. C. C3H6O2. D. C5H8O2.
Câu 2. Cacbohiđrat X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Cacbohiđrat X là
A. xenlulozơ. B. tinh bột. C. saccarozơ. D. glucozơ.
Câu 3. Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử alanin là
A. 40,45%. B. 77,42%. C. 26,97%. D. 51,28%.
Câu 4. Lên men hoàn toàn 180 gam glucozơ thì thu được bao nhiêu lít khí CO2?
A. 4,48 lít. B. 22,4 lít. C. 33,6 lít. D. 44,8 lít.
Câu 5. Khối lượng mol (g/mol) của peptit Gly-Gly-Val là
A. 267. B.231. C.249. D. 260.
Câu 6. Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 400 ml dung dịch X chứa HCl 0,5M và AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,5 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
A. 475. B. 675. C. 775. D. 550.
Câu 7. Tính chất vật lí chung của kim loại là
A. Tính dẻo. B. Tính cứng. C. Khối lượng riêng. D. Nhiệt độ nóng chảy.
Câu 8. Cho các chất sau: CrO3, K2Cr2O7, Cr(OH)3, Cr2O3, Cr. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Nhiệt phân hoàn toàn m gam AgNO3 trong môi trường chân không, thu được 2,016 lít khí. Giá trị của m là
A. 10,20. B. 15,30. C. 12,24. D. 30,60.
Câu 10. Cho sơ đồ thí nghiệm “thử tính axit của axit HCl” như sau:
Giả thiết các chất trong các ống nghiệm đều tác dụng hết, HCl dùng dư. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Ở ống nghiệm (3) và (4) đều có khí thoát ra.
B. Dung dịch thu được ở ống nghiệm (1) có màu xanh.
C. Dẫn khí ở ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2) thì thu được kết tủa trắng.
D. Phản ứng ở ống nghiệm (4) là phản ứng oxi hóa khử.
Câu 11. Trong các kim loại: Li, Na, K, Cs. Kim loại phản ứng mãnh liệt với nước nhất là
A. Li. B. Na. C. K. D. Cs.
Câu 12. Cho các phát biểu sau:
a) Sau khi mổ cá, có thể dùng nước chanh để giảm mùi tanh.
b) Dầu thực vật là chất béo no, điều kiện thường ở thể lỏng.
c) Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ polieste có tính dai, bền, ít thấm nước, dây cáp, dây dù, đan lưới…
d) Khi làm đậu phụ (người ta thêm nước chua vào) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
e) Trong cơ thể người và động vật tinh bột chuyển hóa hoàn toàn thành glucozơ nhờ các enzim.
f) Thịt cá nếu bảo quản bằng fomon nhằm kéo dài thời gian sử dụng thì có hại cho sức khỏe con người.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Phèn chua đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn. Theo y học cổ truyền thì phèn chua được dùng để sát trùng ngoài da, làm hết ngứa, chữa hôi nách hiệu quả. Công thức của phèn chua là
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 14. Cho các chất sau: CH3COONH4, ClH3NCH2COOH, CH3NH3Cl, H2NCH2COONa. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Cho các phát biểu sau
(1). H2NCH2CONHCH2-CH2COOH là đipeptit.
(2). Muối natri của axit glutamic được sử dụng sản xuất mì chính.
(3). Tính bazơ của NH3 yếu hơn tính bazơ của metyl amin
(4). Tetrapetit có chứa 4 liên kết peptit.
(5). Ở điều kiện thường metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D.4.
Câu 16. Cho các phát biểu sau:
(a) Số nguyên tử hiđro trong phân tử amino axit đều là số lẻ.
(b) Có 4 amin ở thể khí trong điều kiện thường.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn một chất béo trong dung dịch NaOH, chỉ thu được một muối duy nhất.
(e) Khi đun nóng este trong dung dịch kiềm dư luôn thu được muối và ancol.
(f) Hầu hết các polime đều bền vững với nhiệt, cách điện tốt, tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
Số phát biểu đúng là :
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 17. Nhóm tác nhân hóa học gây ô nhiễm nguồn nước là
A. CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh). B. Ion kim loại nặng như .
C. Khí CO2 thải ra từ sinh hoạt. D. Khí CO, NO thải ra từ phương tiện giao thông.
Câu 18. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây dùng để chế tạo chất dẻo?
A. Trùng ngưng axit e-aminocaproic. B. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
C. Trùng hợp metyl metacrylat. D. Trùng hợp vinyl xianua.
Câu 19. Cho m gam amin đơn chức X tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 13,2 gam hai chất tan có cùng nồng độ mol. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C3H9N. C. C2H5N. D. C4H9N.
Câu 20. Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C5H8O2, thu được sản phẩm không có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo phù hợp của X là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 21. Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH (dư) một lượng metyl axetat rồi đun nóng.
Bước 2: Cô cạn dung dịch thu được đến khi còn lại hỗn hợp rắn khan X.
Bước 3: Nghiền nhỏ hỗn hợp X rồi trộn đều với bột CaO, lấy hỗn hợp thu được cho vào ống nghiệm sau đó đun nóng đến khi có khí thoát ra.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Trong X chứa natri axetat và ancol metylic.
B. Sau bước 3 thu được một hiđrocacbon đơn giản nhất.
C. Khí thoát ra ở bước 3 có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
D. Có thể bỏ qua bước 2, chỉ cần lấy dung dịch sau phản ứng ở bước 1 cho bột CaO vào và đun nóng vẫn có khí thoát ra.
Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp T gồm hai hidrocacbon mạch hở X, Y (MY = MX + 28; nX
A. 54,05%. B. 45,95%. C. 8,78%. D. 14,28%.
Câu 23. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho hai muối CaCl2 và Na2CO3 (tỉ lệ mol 1 :1) vào nước.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là SO2.
(c) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH.
(d) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1: 2) vào H2O dư.
(f) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra).
Sau khi các thí nghiệm xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 24. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho miếng gang vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Nhúng thanh Fe dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(c) Cho thanh Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.
(d) Cho thanh Ni tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn hóa điện hóa là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 25. Hỗn hợp (H) chứa hai chất rắn X và Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho (H) vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl dư, thu được n1 mol khí.
Thí nghiệm 2: Cho (H) vào ống nghiệm đựng dung dịch HNO3 đặc (dư) sau đó đun nóng, thu được n2 mol khí. Biết NO2 là sản phẩm khử duy nhất.
Thí nghiệm 3: Cho (H) vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 đặc (dư) sau đó đun nóng, thu được n3 mol khí. Biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và có biểu thức liên hệ n1 = n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Al và FeS. B. Zn và FeCO3. C. Mg và CuS. D. Al và MgCO3.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2018 - Trường THPT Thanh Chương 1, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.