Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học 12 năm 2019 - Sở GDĐT Nam Định

  SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NAM ĐỊNH

 

ĐỀ THI KSCL LỚP 12 NĂM 2019

Môn thi thành phần: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

Câu 41. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

     A. Thạch cao khan.            B. Thạch cao nung.        C. Đá vôi.                          D. Thạch cao sống.

Câu 42. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?

     A. Cu.                                B. Na.                              C. Al.                                 D. K.

Câu 43. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

     A. Al(OH)3.                       B. Ca(OH)2.                    C. Al2(SO4)3.                     D. NaOH.

Câu 44. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện ly mạnh?

     A. NaCl.                            B. CH3COOH.                C. Mg(OH)2.                     D. H2O.

Câu 45. Tristearin là chất béo ở trạng thái rắn. Công thức của tristearin là

     A. (C17H33COO)3C3H5.     B. (C17H35COO)3C3H5.   C. (C15H31COO)3C3H5.     D. (C17H21COO)3C3H5.

Câu 46. Trong các ion sau: Ca2+; Cu2+; Ag+, Fe3+, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là

     A. Ca2+.                             B. Ag+.                            C. Fe3+.                              D. Cu2+.

Câu 47. Chất không tham gia phản ứng thủy phân là

     A. Saccarozơ.                    B. Tinh bột.                     C. Glucozơ.                       D. Xenlulozơ.

Câu 48. Anilin phản ứng với dung dịch X tạo kết tủa trắng. Chất X

     A. Br2.                               B. HCl.                            C. NaCl.                            D. NaOH.

Câu 49. Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?

     A. Hematit đỏ.                   B. Pirit sắt.                      C. Manhetit.                      D. Xiđerit.

Câu 50. Al2O3 tan được trong dung dịch nào sau đây?

     A. Na2SO4.                        B. NaOH.                        C. NaCl.                            D. NH3.

Câu 51. Khi đốt than trong phòng kín sinh ra khí độc nào?

     A. NO.                               B. CO2.                            C. H2S.                              D. CO.

Câu 52. Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là

     A. Amilopectin.                 B. Poli(vinyl clorua).         C. Xenlulozơ.                  D. Polietilen.

Câu 53. Cho phản ứng hóa học: KOH + HCl → KCl + H2O. Phản ứng nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

     A. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O.                       B. 2KOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2KCl.

     C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.                 D. Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S.

Câu 54. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → Axit axetic. Chất X và chất Y lần lượt là

     A. Glucozơ, etyl axetat.                                            B. Glucozơ, anđehit axetic.

     C. Ancol etylic, anđehit axetic.                                 D. Glucozơ, ancol etylic.

Câu 55. Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp Mg, Fe bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là

     A. 26,95.                            B. 27,45.                          C. 25,95.                            D. 33,25.

Câu 56. Trong các polime sau: polietilen, tơ nitron, xenlulozơ, poli(vinyl clorua), tơ nilon-6,6, có bao nhiêu polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp?

     A. 5.                                   B. 2.                                 C. 3.                                   D. 4.

Câu 57. Hình vẽ bên mô tả phương pháp chưng cất thường:

Phương pháp này thường được dùng để tách các chất lỏng có đặc điểm nào sau đây?

   A. Các chất lỏng có nhiệt độ sôi gần bằng nhau.       

   B. Các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.

   C. Các chất lỏng không trộn lẫn được vào nhau.       

   D. Các chất lỏng tan hoàn toàn vào nhau.

Câu 58. Cho 9 gam một amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với axit HCl thu được 16,3 gam muối. Số đồng phân của X

     A. 3.                                   B. 4.                                 C. 1.                                   D. 2.

Câu 59. Cho các phát biểu sau:

     (a) Các oxit của kim loại kiềm đều phản ứng với CO thành kim loại.

     (b) Các kim loại Mg, Cu, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

     (c) Để một thanh thép ngoài không khí ẩm sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa học.

     (d) Gắn miếng Zn vào vỏ tàu phần ngâm nước để bảo vệ vỏ tàu bằng thép.

Số phát biểu đúng là

     A. 3.                                   B. 4.                                 C. 2.                                   D. 1.

Câu 60. Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?

     A. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là 2.            B. 1 mol X phản ứng được với tối đa 2 mol Br2.

     C. Phân tử X có 5 liên kết π.                                     D. Công thức phân tử của X là C52H102O6.

Câu 61. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ axit nitric và xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 90% tính theo axit nitric). Để có 14,85 kilogam xenlulozơ trinitrat thì khối lượng xenlulozơ cần dùng là

     A. 11.                                 B. 10.                               C. 9.                                   D. 15.

Câu 62. Trong các dung dịch sau: metylamin, anilin, etyl axetat, lysin, số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

     A. 2.                                   B. 1.                                 C. 3.                                   D. 4.

Câu 63. Cho 425 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,25 mol AlCl3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

     A. 15,6.                              B. 11,7.                            C. 7,8.                                D. 19,5.

Câu 64. Trong các chất sau: Al, Si, NaHCO3, Al(OH)3, Fe(OH)3, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

     A. 3.                                   B. 4.                                 C. 2.                                   D. 5.

Câu 65. Thực hiện các thí nghiệm sau

     (a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl đun nóng.

     (b) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.

     (c) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư.

     (d) Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl loãng.

     (e) Cho FeS vào dung dịch HCl loãng.

     (f) Nung nóng Fe(NO3)3.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có chất khí sinh ra là

     A. 2.                                   B. 4.                                 C. 5.                                   D. 3.

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học 12 năm 2019 - Sở GDĐT Nam Định, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?