Đề thi HK1 có đáp án môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Hồng Phong

 SỞ GD&ĐT ĐĂK LĂK

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

 

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11

Thời gian làm bài: 45 phút

 

 

I. Phần trắc nghiệm (6,0 điểm)

(Cho: H = 1; O = 16; Al = 27; Na = 23; N = 14; C = 12; Cu = 64)

Câu 1: Những ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch:

A. Mg2+, SO42-, Cl-, Ba2+                  

B. SO42-, Ba2+, Fe2+, Al3+                                

C. Cl-, NO3-, Ba2+, Fe2+                     

D. NO3-,OH-  Ba2+, Fe3+

Câu 2: Thành phần chính của cát là:

A. Si                                     B. Na2SiO3                      C. H2SiO3                        D. SiO2

Câu 3: Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao, sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, FeO, Al2O3, MgO     

B. Cu, Fe, Zn, Mg             

C. Cu, Fe, Al2O3, MgO      

D. Cu, Fe, Al, MgO

Câu 4: Một dung dịch chứa các ion sau Fe2+, Mg2+, H+, K+, Cl-, Ba2+. Muốn tách được nhiều ion ra khỏi dung dịch nhất mà không đưa thêm ion lạ vào dung dịch, ta có thể cho dung dịch đó tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch nào sau đây?

A. K2SO3.                             B. Na2CO3.                      C. Ba(OH)2.                     D. K2SO4

Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa muối :

A. NaHCO3                                                                 

B. Na2CO3

C. NaHCO3 và Na2CO3                                               

D. Không xác định được

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít khí N2 và dung dịch X. Thêm NaOH dư vào dung dịch X và đun sôi thì thu được 1,344 lít khí NH3 (các thể tích khí đo ở đktc) Giá trị của m là:

A. 4,86                                 B. 1,62                             C. 7,02                             D. 9,72

Câu 7: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng:

A. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2.                       

B. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O.

C. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.                                  

D. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si

Câu 8: Dung dịch H3PO4 (không kể các thành phần của nước) chứa những thành phần nào sau đây:

A. H+; HPO42-; PO43-; H3PO4     

B. H+; PO43- ; H3PO4

C. H+; H2PO4-; PO43-; H3PO4.     

D. H+; H2PO4- ; HPO42- ; PO43-; H3PO4.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam chất hữu cơ A, rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trong dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình chứa tăng 4,08 gam. Biết rằng số mol CO2 gấp 0,75 lần số mol của nước. Biết A có 1 nguyên tử oxi trong phân tử. CTPT của A là:

A. C4H10O                            B. C3H8O                         C. C3H6O                         D. CH2O

Câu 10: Cho dung dịch X gồm HNO3 và HCl có pH = 1. Trộn V ml dung dịch Ba(OH)2 0,025M với 100 ml dung dịch X thu được dung dịch Y có pH = 2. Giá trị V là:

A. 150.                                 B. 175.                             C. 250.                             D. 125.

Câu 11: Tiến hành hai thí nghiệm. Thí nghiệm A: cho từ từ từng giọt HCl cho đến dư vào dung dịch Na2CO3 và khuấy đều. Thí nghiệm B: cho từ từ từng giọt Na2CO3 cho đến dư vào dung dịch HCl và khuấy đều. Kết luận rút ra là:

A. Cả hai thí nghiệm đều không có khí.

B. Cả hai thí nghiệm đều có khí bay ra ngay từ ban đầu.

C. Thí nghiệm A lúc đầu chưa có khí sau đó có khí, thí nghiệm B có khí ngay lập tức.

D. Thí nghiệm A không có khí bay ra, thí nghiệm B có khí bay ra ngay lập tức.

Câu 12: Chỉ ra mệnh đề nào không đúng:

A. Phot pho tạo được nhiều oxit hơn nitơ             

B. Ở điều kiện thường , photpho hoạt động hơn nitơ.

C. Photpho trắng hoạt  động hơn photpho đỏ

D. axit photphoric là một axit trung bình.

Câu 13: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?

A. Khí cacbonic              

B. khí cacbon monooxit   

C. Khí clo                            

D. khí hidroclorua

Câu 14: Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan vào nước?

A. ZnSO4                             B. HClO                          C. KOH                           D. C2H5OH

Câu 15: Chất thuộc loại hợp chất hữu cơ là:

A. CO2                                 B. CH4                             C. CO                              D. Na2CO3

Câu 16: Tổng số hệ số cân bằng của phản ứng Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + N2 +H2O  là:

A. 29                                    B. 25                                C. 28                                D. 32

Câu 17: A là một hợp chất hữu cơ chứa 4 nguyên tố C, H, O, N. Thành phần phần trăm khối lượng nguyên tố C, H, N lần lượt là: 34,29%; 6,67%; 13,33%. Công thức đơn giản nhất của A là:

A. C8H5N2O4                        B. C3H7NO3                    C. C6H5NO2                    D. C9H19N3O6

Câu 18: Cho phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl.                      

B. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.

C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.               

D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.

Câu 19: Dung dịch KOH 0,1M có pH là:

A. pH = 2                             B. pH = 1                         C. pH = 12                       D. pH = 13

Câu 20: Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không đổi được 69 gam chất rắn. Phần trăm theo khối lượng của mỗi chất lần lượt là:

A. 74% và 26%                    B. 16% và 84%                C. 84% và 16%                D. 26% và 74%

II. Phần tự luận:

Câu 1:

a) (1,5 điểm): Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau (Viết các phương trình hóa học xảy ra nếu có). NH4NO3, Ba(NO­3)2, Na3PO4

b) (1,0 điểm): Cho các chất có công thức cấu tạo thu gọn sau: CH3-CO-CH3 (1);

CH3-CHO (2); CH3- CH2-CHO (3); HCHO (4)

Hãy cho biết các chất nào là đồng đẳng của nhau, đồng phân của nhau, giải thích?

Câu 2: (1,5 điểm): Hòa tan 14,4 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 đặc, dư thấy thoát ra 4,48 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đầu?

 

SỞ GD&ĐT ĐĂK LĂK

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Tổ hóa học

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11

 

I. Phần trắc nghiệm

1. C

2. D

3. C

4. A

5. C

6. D

7. C

8. D

9. B

10. A

11. C

12. A

13. A

14. D

15. B

16. A

17. B

18. B

19. D

20. B

II. Phần tự luận

Câu

Nội dung

1

1,5 đ

Lấy mỗi chất một ít ra các ống nghiệm tương ứng có đánh số từ 1 đến 4

 

NH4NO3

Ba(NO3)2

Na3PO4

dd NaOH

Khí (NH3)

         -

           -

dd AgNO3

 

        -

Kết tủa vàng

 

 

Phương trình phản ứng:     

NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 + H2O

Na3PO4 + 3AgNO3 → Ag3PO4 + 3NaNO3      

2

1,0 đ

(1), (3) là đồng phân

vì có cùng công thức phân tử.

(2), (3) và (4) là đồng đẳng

vì có công thức cấu tạo tương tự nhau nhưng hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2

3

1,5 đ

nNO2 = 0,2 mol. Gọi  nCu = x, nCuO  = y (mol)

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

   x                                        2x mol

CuO + 2HNO3 →Cu(NO3)2 + H2O                                                                           

Có hệ phương trình: 64x + 80y = 14,4                      

x = 0,1 mol     

2x = 0,2                                             

y = 0,1 mol                             

m Cu = 64.0,1= 6,4g; m CuO = 8,0g        

....

Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi trong Đề thi HK1 có đáp án môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Hồng PhongĐể xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt !  

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?