TRƯỜNG THPT BẾN TRE
| ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: SINH HỌC _ LỚP: 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. Trắc nghiệm (7đ)
Câu 1: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp
A. Diễn ra ở cây 1 lá mầm và 2 lá mầm B. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần D. Diễn ra họat động của mô phân sinh đỉnh
Câu 2: Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối ( ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì
A. tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương
B. tia tử ngoại làm cho tiền vitamin A biến thành vitamin A có vai trò chuyển hóa Natri để hình thành xương
C. tia tử ngoại làm cho tiền vitamin E biến thành vitamin E có vai trò chuyển hóa Natri để hình thành xương
D. tia tử ngoại làm cho vitamin D biến thành tiền vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương
Câu 3: Biến thái là:
A. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
B. sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
C. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật ở giai đoạn phôi hoặc phôi thai
D. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
Câu 4: Mô phân sinh là các nhóm té bào:
A. Chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân B. Chưa phân chia
C. Đã phân chia D. Đã phân hoá
Câu 5: Hoocmon ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bọ là :
A. Ecđixơn và tirôxin B. Juvenin và tirôxin
C. Ecđixơn và Juvenin D. Testostêron và tirôxin
Câu 6: Sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi ở động vật đẻ trứng theo sơ đồ nào sau đây.
A. Hợp tử => mô và các cơ quan => phôi
B. Phôi => hợp tử => mô và các cơ quan
C. Phôi =>mô và các cơ quan => hợp tử
D. Hợp tử => phôi => mô và các cơ quan
Câu 7: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả
A. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém
B. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
C. hình thành người bé nhỏ hoặc khổng lồ
D. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển
Câu 8. Những cây nào sau đây thuộc cây ngắn ngày:
A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt. B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt D. Cúc, cà phê, lúa.
Câu 9: phát triển của động vật là quá trình biến đổi gồm:
A. sinh trưởng B. phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
C. Phân hoá tế bào D. tất cả đều đúng
Câu 10: Sự phát triển của tôm, ve sầu là kiểu phát triển:
A. không qua biến thái B. biến thái không hoàn toàn
C. biến thái hoàn toàn D. tất cả đều đúng
Câu 11: Không dùng hoocmon nhân tạo kích thích sinh trưởng đối với loại cây nào sau đây?
A. Cây hoa cúc B. Cây cải thảo C. Cây gỗ lim D. Cây đay lấy sợi
Câu 12: Để kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết thì dùng hoocmon gì?
A. Auxin B.Gibeerelin C. Xitokinin D. Etylen
Câu 13: Chọn câu trả lời đúng nhất:
Để tạo quả nho không hạt người ta sử dụng hoocmon nào?
A. Gliberelin ( GA) B. axit abxixic C. GA, Auxin D. Xitokinin
Câu 14. Hình thức để trứng có ưu điểm nào sau đây?
1.Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển như động vật đẻ con mang thai
2. Trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm nhập của vi trùng,...
3. Phôi thai phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định, nhưng nhiệt độ môi trường thường xuyên biến động, vì vậy tỷ lệ trứng nở thấp.
4. Các loài ấp trứng (các loài chim) tạo được nhiệt độ thuận lợi cho phôi thai phát triển nên thường có tỷ lệ trứng nở thành con cá hơn
5. Trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác tiêu diệt
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (2) B. (1) và (3 ) C. (2) và (4) D. (2) và (3)
Câu 15: Trong điều kiện bình thường, khi đã trưởng thành, cây mía ra hoa vào những tháng cuối năm và lúc này lượng đường trong cây sẽ giảm sút. Nếu muốn thu hoạch mía muộn vào mùa xuân năm sau mà chất lượng đường trong cây không bị giảm thì các nhà vườn có thể áp dụng biện pháp:
A. thắp đèn ban đêm trong ruộng mía vào mùa ra hoa của chúng.
B. thắp đèn ban đêm trong ruộng mía vào mùa xuân khi thu hoạch.
C. cắt tỉa ngọn mía để chúng đừng ra hoa.
D. ngưng tưới nước và tiếp tục bón phân để tăng lượng đường trong cây.
Câu 16: Ở một người đàn ông 30 tuổi thấy xuất hiện các triệu chứng như: bàn tay và bàn chân rộng ra, các ngón tay và các ngón chân to và thô, đặc biệt là sự to bất thường ở các sụn đầu xương. Sau khi được bác sĩ khám, ông ta được biết đây là triệu chứng của một bệnh do hoạt động tiết hoocmôn bất thường của tuyến yên. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy cho biết đây là bệnh gì và tuyến yên đã hoạt động bất thường như thế nào?
A. Bệnh khổng lồ, tuyến yên tăng tiết hoocmôn GH.
B. Bệnh khổng lồ, tuyến yên giảm tiết hoocmôn GH.
C. Bệnh to đầu xương chi, tuyến yến giảm tiết hoocmôn GH.
D. Bệnh to đầu xương chi, tuyến yến tăng tiết hoocmôn GH
Câu 17: Cho các biện pháp sau:
(1) Cải thiện chế độ dinh dưỡng.
(2) Luyện tập thể dục thể thao.
(3) Sinh sản ởtuổi dậy thì.
(4) Tuyên truyền mọi người không sử dụng ma túy.
(5) Tư vấn di truyền.
(6) Ngăn chặn việc phát hiện các đột biến trong phát triển phôi thai.
Có bao nhiêu biện pháp được dùng đểcải thiện chất lượng dân số?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 18: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều thức ăn hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
A. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ để cung cấp năng lượng cho sự phát triển bộ xương - hệ cơ.
B. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ chất để phát triển bộ xương do ít ánh sáng.
C. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá gây mất nhiều nhiệt, nếu không tăng khẩu phần ăn sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng.
D. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá ăn nhiều mới đủ năng lượng để chống rét.
Câu 19: Thí nghiệm cắt một phần tuyến giáp ở chó con được dự đoán sẽ dẫn đến hậu quả
A. không biết sủa, không trưởng thành sinh dục B. trao đổi chất giảm, chậm lớn
C. ngừng sinh trưởng, vô sinh D. mất khả năng vận động
Câu 20: Ý nào sau đây không phải là biện pháp điều khiển sinh trưởng - phát triển ở động vật và người?
A. Luôn làm mát không khí nõi có động vật ở. B. Cải thiện môi trường sống của động vật.
C. Cải tạo giống. D. Cải thiện chất lượng dân số.
Phần II. Tự luận (3đ)
Câu 1: Hoocmôn sinh trưởng và hoocmôn tirôxin có vai trò như thế nào đối với sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống? Tại sao thiếu iôt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
Câu 2: Có mấy nhóm hoocmon thực vật? Nêu tên các hoocmon của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của hoocmon ức chế.
------HẾT-------
{-- Xem đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK2 môn Sinh năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!