TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HK1 NĂM 2017-2018
Môn: Lịch sử 12
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Hội nghị Ianta (2.1945) diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang bước vào giai đoạn cuối.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.
Câu 2. Những nước tham dự hội nghị Ianta là
A. Mỹ, Anh, Pháp.
B. Mỹ, Anh, Liên Xô.
C. Anh, Pháp, Liên Xô.
D. Mỹ, Pháp, Liên Xô.
Câu 3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không dựa vào lý do nào
A. Các nước Đông Nam Á muốn đấu tranh với chủ nghĩa thực dân.
B. Nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập.
C. Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.
D. Xu thế khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả.
Câu 4. Mục tiêu của tổ chức ASEAN là phát triển về:
A. Chính trị và kinh tế.
B. Kinh tế và văn hóa.
C. Chính trị và quân sự
D. Văn hóa và xã hội.
Câu 5. Sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN được đánh dấu từ sự kiện nào?
A. Hiệp ước Bali được kí kết (1976).
B. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995).
C. Hiến chương ASEAN được kí kết (2007).
D. Vấn đề Campuchia được giải quyết (1989).
Câu 6. Quốc gia nào thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
A. Campuchia. B. Ấn Độ. C. Nhật Bản. D. Hàn Quốc.
Câu 7. Địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng nâng cao là kết quả của thời kỳ nào?
A. Nội chiến 1946-1949
B. Công cuộc cải cách và mở cửa từ 1978 -2000
C. Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959
D. Trung Quốc những năm không ổn định 1959-1978
Câu 8. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là:
A. Cục diện “Chiến tranh lạnh”.
B. Xu thế toàn cầu hóa.
C. Sự hình thành các liên minh kinh tế.
D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập.
Câu 9. Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2?
A. Liên Xô B. Anh C. Mĩ D. Nhật Bản
Câu 10. Mĩ phát động "chiến tranh lạnh" nhằm mục đích:
A. Chống Liên Xô và các nước XHCN.
B. Chống Liên Xô và các nước TBCN.
C. Chống các nước TBCN trên thế giới.
D. Chống các nước TBCN phương Tây đang lớn mạnh.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.
C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Câu 12. Một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi các nước lớn phải giải quyết khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc là?
A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp phát xít.
C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
D. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á.
Câu 13. Những yếu tố dưới đây yếu tố nào không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?
A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khác trên thế giới.
Câu 14. Vì sao từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?
A. Chiến lược kinh tế hướng nội không còn phù hợp nữa, bộc lộ nhiều hạn chế.
B. Không muốn phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài.
C. Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
D. Cần cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương.
Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy" vì:
A. Núi lửa thường xuyên hoạt động
B.cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ
C. Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức
D. Lần lượt lật đổ chế độ độc tài phản động giành lại chủ quyền dân tộc
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Như vậy các em vừa xem qua trích dẫn một số câu hỏi trong nội dung Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo năm học 2017 - 2018 có đáp án chi tiết.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.