SỞ GD&ĐT CÀ MAU TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN
| ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN GDCD LỚP 11C
|
Mã đề 121
I. TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM)
Câu 1: Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa được gọi là gì?
A. Giá trị trao đổi của hàng hóa. B. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. Giá trị thặng dư của hàng hóa. D. Giá trị của hàng hóa.
Câu 2: Ông N. Kinh doanh mặt hàng sắt thép xây dựng, thấy trên thị trường mặt hàng này đang khan hiếm, ông bỏ vốn ra gom hàng và đợi đến khi giá lên cao ông tung ra bán để có lợi nhuận cao. Việc làm trên của ông N thể hiện điều gì trong cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
C. Giành giật khách hàng. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 3: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nào?
A. Là đối tượng để con người tồn tại. B. Là đối tượng mua- bán.
C. Là đối tượng sử dụng. D. Là đối tượng thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của con người.
Câu 4: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào?
A. Tổng giá cả< tổng giá trị. B. Tổng giá cả> tổng giá trị.
C. Tổng giá cả= tổng giá trị. D. Tổng giá cả ≥ tổng giá trị.
Câu 5: Khái niệm cầu được gọi tắt cho cụm từ nào?
A. Nhu cầu của người bán. B. Nhu cầu của người mua.
C. Nhu cầu của người sản xuất. D. Nhu cầu có khả năng thanh toán.
Câu 6: Khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung- cầu?
A. Cung- cầu tác động lẫn nhau. B. Thị trường chi phối cung- cầu.
C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung- cầu. D. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Câu 7: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
A. Luôn cao hơn giá trị. B. Luôn khớp với giá trị.
C. Luôn thấp hơn giá trị. D. Luôn xoay quanh giá trị.
Câu 8: Là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất được gọi là?
A. Công cụ lao động. B. Sức lao động.
C. Đối tượng lao động. D. Tư liệu sản xuất.
Câu 9: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, " Cạnh tranh" được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?
A. Cạnh tranh kinh tế. B. Cạnh tranh văn hóa.
C. Cạnh tranh chính trị. D. Cạnh tranh công nghệ.
Câu 10: Vì sao sức lao động giữ vai trò quan trọng, quyết định nhất trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?
A. Vì sức lao động có tính sáng tạo.
B. Vì sức lao động luôn có sẵn.
C. Vì sức lao động chỉ có ở con người.
D. Vì sức lao động là yếu tố để phân biệt con người với con vật.
Câu 11: Yếu tố nào sau đây không phải phải tác động của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.
C. Điều tiết giá cả hàng hóa trên thị trường.
D. Phân hóa giàu- nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
Câu 12: hợp nào dưới đây gọi là cầu?
A. Bà G mua một mảnh đất nhưng còn nợ lại một khoản tiền.
B. Chị N mua một chiếc ô tô nhưng chưa đủ tiền phải vay ngân hàng.
C. Ông M mua một chiếc xe máy đã trả hết tiền.
D. Ông T muốn mua một cái nhà nhưng chưa đủ tiền.
Câu 13: Yếu tố nào dưới đây không phải là điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa?
A. Do lao động tạo ra. B. Có sẵn trong tự nhiên.
C. Có công dụng nhất định. D. Thông qua mua- bán.
Câu 14: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là gì?
A. Quá trình tồn tại. B. Sản xuất của cải vật chất.
C. Quá trình sản xuất. D. Bản năng sống.
Câu 15: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
A. Quan trọng. B. Định hướng. C. Quyết định. D. Thúc đẩy.
Câu 16: Ý nào sau đây không phải là nội dung cốt lõi của cạnh tranh?
A. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh. B. Mục đích của cạnh tranh.
C. Điều kiện sản xuất. D. Tính chất của cạnh tranh.
Câu 17: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá rình sản và lưu thông căn cứ vào đâu?
A. Thời gian lao động các biệt để sản xuất ra hàng hóa.
B. Giá cả của hàng hóa trên thị trường.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Thời gian loa động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 18: Chị A làm một chiếc áo mất hết 6 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm chiếc áo là 7 giờ. Vậy chị A bán chiếc áo với giá cả tương ứng với bao nhiêu giờ?
A. 6 giờ. B. 8 giờ. C. 5 giờ. D. 7 giờ.
Câu 19: Nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh?
A. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
B. Do điều kiện sản xuất của các chủ sở hữu khác nhau.
C. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu có nhiều lợi ích khác nhau.
D. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu cùng sản xuất một loại mặt hàng.
Câu 20: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò gì đối với sự tồn tại của xã hội?
A. Là động lực. B. Là điều kiện. C. Là đòn bẩy. D. Là cơ sở.
Câu 21: Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?
A. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu mua bán của con người.
B. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
C. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.
D. Là công dụng của sản r phẩm để thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người.
Câu 22: Sản phẩm nào dưới đây là hàng hóa?
A. Người nông dân trồng rau để ăn. B. Người nông dân trồng lúa gạo để ăn.
C. Người nông dân trồng rau để bán. D. Người nông dân nuôi gà để ăn.
Câu 23: Lao động của con người là dạng hoạt động gì?
A. Hoạt động có mục đích, có ý thức. B. Hoạt động để thỏa mãn nhu cầu.
C. Hoạt động bản năng. D. Hoạt động vô thức.
Câu 24: Cầu thường gắn với điều kiện gì?
A. Kinh doanh. B. Tiêu dùng. C. Lưu thông. D. Sản xuất.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi giữa HK1 môn GDCD lớp 11 Trường THPT Phan Ngọc Hiển năm 2018 - 2019 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.