Đề ôn tập tổng hợp lý thuyết Hữu Cơ

ĐỀ ÔN TẬP TỔNG HỢP LÝ THUYẾT HỮU CƠ

 

Câu 1: Este nào sau đây không điều chế được từ phản ứng este hóa ?

A. CH3COOCH=CH2.         B. CH3COOCH3.            C. C2H5OOCH.               D. CH3OOCCH=CH2.

Câu 2: Tinh bột thuộc loại?   

A. monosaccarit                     B. lipit                  C. đisaccarit                           D. polisaccarit

Câu 3: Dung dịch của chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. HOOC-CH2-CH(NH2)COOH.                              

B. C2H5NH2.

C. H2N-CH(CH3)COOH.

 D. H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH.

Câu 4: Đốt cháy polime nào sau đây thu được nitơ đơn chất?

A. tơ lapsan                          B. tơ visco                       C. tơ tằm                         D. cao su lưu hóa

Câu 5: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?

A. Tơ nilon – 6,6                  B. Tơ tằm                        C. Tơ visco                      D. Bông

Câu 6: Etyl propionat là một este có mùi dứa. Công thức cấu tạo của etyl propionat là

A. CH3COOC2H5.               B. C2H5COOC2H5.          C. C2H5COOCH3.           D. CH3COOCH­3.

Câu 7: Benzyl axetat là este có chứa vòng benzen và có mùi thơm của hoa nhài. Công thức cấu tạo thu gọn của benzyl axetat là

A. C6H5CH2COOCH3.        B. C6H5COOCH3.           C. CH3COOC6H5.           D. CH3COOCH2C6H5.

Câu 8: Chất nào sau đây trùng hợp tạo thành tơ olon.

A. vinyl clorua                      B. vinyl axetat.                C. acrilonitrin.                 D. stiren

Câu 9: Công thức phân tử của tristearin là       

A. C57H104O6                           B. C54H104O6                  C. C54H98O6                     D. C57H110O6

Câu 10: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. Trimetylamin.                  B. Đimetylamin               C. Phenylamin.                D. Metylamin.

Câu 11: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí

A. Tristearin                         B. Glyxin                         C. Anilin                          D. Metylamin

Câu 12: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc ?

A. CH3COOCH3                  B. CH3COOC2H5            C. HCOOCH3                 D. CH3COOH

Câu 13: Chất nào sau đây là amin bậc ba?

A. (CH3)3N.                          B. C6H5NH2.                   C. CH3NHC2H5.             D. CH3NH2.

Câu 14: Tơ nào sau đây là tơ tổng hợp?

A. Tơ visco.                          B. Tơ axetat.                    C. Tơ nitron.                    D. Tơ tằm.

Câu 15: Glucozơ không tham gia phản ứng

A. Lên men                          B. Hidro hóa                    C. Tráng gương               D. Thủy phân

Câu 16: Chất nào sau đây không phản ứng được với metyl acrylat (CH2=CH-COOCH3)?

A. dung dịch Br­2.                 B. dung dịch NaOH.       C. H2 (xt, t0).                   D. CaCO3.

Câu 17: Dung dịch chất nào sau đây vừa hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh, vừa tham gia phản ứng tráng bạc

A. Saccarozơ                        B. Fructozơ                     C. Sobitol                        D. Amoni gluconat

Câu 18: Điều nào sau đây là sai khi nói về glucozơ và fructozơ ?

A. Đều làm mất màu nước Br2.                                          

B. Đều có công thức phân tử C6H12O6.

C. Đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.   

D. Đều tác dụng với H2 xúc tác Ni, t0.

Câu 19: Metylamin không phản ứng với

A. dung dịch H2SO4           B. H2 ( xúc tác Ni, nung nóng)  C. dung dịch HCl               D. O2, nung nóng

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng về tính chất hóa học chung của este?

A. Bị thủy phân không hoàn toàn trong môi trường axi      

B. Cho phản ứng cộng H2 với xúc tác Ni,t0

C. Thủy phân không hoàn toàn trong môi trường kiềm       

D. Thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit

Câu 21: Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm

A. –CH(CN)– trong phân tử.

B. –CO– trong phân tử.  

C. –NH– trong phân tử.     

D. –CO–NH– trong phân tử.

Câu 22: Polime nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo?

A. Nilon-6.                           B. Nilon-6,6.                    C. Amilozơ.                     D. Polietilen.

Câu 23: Cho aminoaxit no, mạch hở, có công thức CnHmO2N. Mối quan hệ giữa n với m là

A. m = 2n + 2.                      B. m = 2n + 1.                 C. m = 2n.                       D. m = 2n + 3.

Câu 24: Công thức của một este no mạch hở là CnHm(COO)2. Mối quan hệ của m và n là

A.  m =  2n.                          B.  m = 2n + 2.                C.  m = 2n + 1.                D.  m = n  +  2.

Câu 25: Số amin bậc 1 có công thức phân tử C3H9N là:      

A. 2.                            B. 3.                                C. 4.                                             D. 1.

Câu 26: Tơ lapsan hay poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng p/ứng trùng ngưng giữa hai chất hữu cơ nào sau đây?

A. C6H5-COOH + HO-CH2-CH2-OH                         B. HO-CH2-CH2-OH + HO-C6H4-COOH

C. H2N-[CH2]6-NH2 + HOOC-C6H4-COOH              D. HOOC-C6H4-COOH + HO-CH2-CH2-OH

Câu 27: Amin X đơn chức, mạch hở có nitơ chiếm 16,092% (về khối lượng). Số đồng phân amin bậc hai của X là

A. 6.                                     B. 7.                                 C. 4.                                 D. 5.

Câu 28: Phản ứng nào sau đây tạo tơ enang?

A. H2N-[CH2]5-COOH                                  

 B. H2N-[CH2]6-NH2 + HOOC-[CH2]4-COOH

C. H2N-[CH2]6-COOH                                   

D. HO-CH2-CH2-OH + HOOC-C6H4-COOH

Câu 29: Cặp polime nào sau đây đều được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng?

A. PE, tơ nitron.                                                           B. Cao su buna, nilon-6

C. thuỷ tinh hữu cơ, nilon-6,6                                      D. poli(etylen-terephtalat), nilon-6

Câu 30: Các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?

A. Tinh bột, xenlulozo, saccarozo                                B. Tinh bột, saccarozo, fructozo

C. Tinh bột, xenlulozo, fructozo                                  D. Tinh bột, xenlulozo, glucozo

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 31 đến câu 57 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề ôn tập tổng hợp lý thuyết Hữu Cơ, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?