ĐỀ ÔN TẬP NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN 11 – TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN GIÀU
Đề văn
Phân tích một số bài thơ của phong trào "Thơ mới" thời kì 1932 - 1945 để chứng minh ý kiến sau đây: "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái Tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ”.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài:
Thơ ca là thể loại đạt nhiều thành tựu trong quá trình hiện đại hóa văn học từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Được giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ cổ điển, các nhà thơ lãng mạn đã sáng tác nhiều tác phẩm xuất sắc. Chính "Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ".
2 Thân bài:
a. Giải thích:
- Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thời kì 1930 - 1945 đã mang đến cho văn học nước ta một "cái tôi cá thể hóa" như ý kiến của Hoài Thanh và Hoài Chân: "Ngày thứ nhất - ai biết đích ngày nào - chữ "tôi" xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân".
- "Cái tôi" trữ tình đó được thể hiện như một "chủ đề sáng tạo" độc đáo trong nghệ thuật: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận" (Hoài Thanh).
b. Phân tích:
Đặc biệt "cái tôi" trữ tình hiện rõ nét nhất qua nỗi khát khao được giao cảm với cuộc đời, khao khát tình yêu, tuổi xuân với tất cả lạc thú tinh thần và vật chất, thanh cao và trần tục đến độ cuồng nhiệt, tích cực của nhà thơ:
Ta muốn ôm,
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi tham, cho đã đầy ánh sáng.
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
... Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Xuân Diệu)
Cảm xúc lãng mạn của các nhà Thơ mới không còn là cảm xúc chung chung tan biến vào những ước lệ thường thấy trong thơ cũ:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn chương dài, người lữ thứ,
Biết ai mà kể nỗi hàn ôn.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Trước đó, mùa thu đến trong thơ Tản Đà vẫn còn mang hình ảnh ước lệ thường thây trong thơ xưa:
Từ vào thu đến nay,
Gió thu hiu hắt,
Sương thu lạnh,
Trăng thu bạch,
Khói thu xây thành,
Lá thu rơi rụng dầu ghềnh,
Sông thu đưa lá bao ngành biệt li.
Chỉ mười năm sau, mùa thu đến trong thơ Xuân Diệu bằng những hình ảnh trực tiếp và đầy cảm xúc tinh tế. Những cây liễu bên hồ có dáng đứng chịu tang, cành lá rũ xuống như ngàn hàng lệ rơi nối tiếp nhau. Trời thu như choàng một tấm áo mơ phai dệt bằng những chiếc lá vàng thơ mộng:
Rặng liễu dìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Tóm lại, xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc "cái tôi" trữ tình tràn đầy cảm xúc. Đồng thời sự giải phóng "cái tôi" trữ tình đã phát huy trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ. Để thoát khỏi thực tại xã hội tù đọng, các nhà thơ lãng mạn đã lấy mộng làm thực, tìm đến thiên nhiên, tưởng tượng cảnh thần tiên để diễn tả những ước mơ, khát vọng của mình.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần tư liệu Đề ôn tập năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Trần Văn Giàu. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em học tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Đạ Tẻh
- Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 11 lần 1 - Trường THPT Phan Châu Trinh
----Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---