SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
THANH HÓA NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN HỌC: Ngữ Văn
( Đề gồm 02 trang)
I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm).
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lý do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào máy tính.
Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.”.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)
Câu 1(0.5 điểm). Tìm và nêu tên thành phần biệt lập trong đoạn trích.
Câu 2(0.5 điểm). Theo tác giả, “lý do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác” là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy chỉ ra 1 biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, tác giả muốn khuyên ta điều gì khi cho rằng: “Luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.”?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm).
Câu 1(2.0 điểm). Từ nội dung ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của sự tự tin trong cuộc sống.
Câu 2(5.0 điểm). Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trích trong bài Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
(Ngữ văn 9 - Tập 2, NXB GD, 2018)
.........HẾT..........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm).
Câu 1(0.5 điểm).
Học sinh tìm và gọi tên một thành phần biệt lập:
+ Rồi sau đó: thành phần phụ chú.
+ Thực ra: thành phần phụ chú.
+ Có lẽ: thành phần tình thái.
Câu 2(0.5 điểm).
Mục đích đúng đắn của việc học: Học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.
Câu 3 (1,0 điểm).
Biện pháp tu từ nổi bật: điệp từ (có người, mơ ước, ước mơ).
Câu 4 (1,0 điểm).
- Ước mơ mà không hành động thì ước mơ đó chỉ nằm trong ý nghĩ nên “ chẳng đưa ta đến đâu cả”.
- Hành động quan trọng là cách thức để đạt được ước mơ, để khẳng định được giá trị của bản thân, sẽ có cuộc đời tốt đẹp.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm).
Câu 1(2.0 điểm).
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c.Triển khai vấn đề nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau:
– Giải thích: ước mơ là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.
– Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống:
+ Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.
+ Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.
+ Ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những trông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình.
+ Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định, sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.
– Mở rộng: trong xã hội ngày nay, vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ, không có ý chí phấn đấu, buông bỏ đời mình…
– Bài học: Chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình; chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2(5.0 điểm).
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Học sinh triển khai vấn đề thành luận điểm cụ thể, rõ ràng, dẫn chứng cụ thể. Có thể trình bày theo hướng sau:
- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca và dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
* Luận điểm 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
- Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: (dẫn chứng).
+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.
+ Từ “phả”: gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở vùng Bắc bộ.
+ Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, được nhân hóa như đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Nghệ thuật sử dụng từ láy “chùng chình”.
- Cảm xúc của nhà thơ:
Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình (bỗng nhận ra), hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…
* Luận điểm 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:
+ Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản (dẫn chứng) => gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu.
+ Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét.
+ Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết (dẫn chứng) => Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến.
+ Đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Sự vận động của thời gian được cảm nhận tinh tế từ các vô hình trở thành cái hữu hình.
- Đánh giá:
Hai khổ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Trên đây là trích dẫn một phần đề kiểm tra giữa HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 9 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa. Để xem được đầy đủ nội dung đề kiểm tra, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Bàn Đạt
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---