ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HK2 MÔN NGỮ VĂN 9
I. TIẾNG VIỆT
1. Khới ngữ:
Đặc điểm:
- Đứng trước chủ ngữ, nêu đề tài của câu.
- Có thể thêm các quan hệ từ vào phía trước khởi ngữ như: Còn, về, đối với, với…
Ví dụ:
Làm khí tượng ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
Còn buồn thì ai mà chả phải sợ.
Điều này ông khổ tâm hết sức.
2. Thành phần biệt lập:
Tên | Công dụng | Dấu hiệu nhận biết |
TP tình thái | -thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu (thái độ tin cậy thấp hay cao)
| -có lẽ, hình như, dường như,có vẻ như, đúng là, chắc là, chắc hẳn, chắc, chắc chắn… |
TP cảm thán | -dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)
| -các thán từ: chao ôi, ôi, ồ, trời ơi,… (không được dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than phía sau.) |
TP gọi đáp | -dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
| -Này, Ê, Thưa ông, Vâng, Da,… (không được dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than phía sau.) |
TP phụ chú | -dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
| Đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dâu phẩy, 2 dâu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy; có khi đặt sau dấu hai chấm. |
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
II. LÀM VĂN
1. Nghị luận xã hội.
VD: bàn về hiện tượng vứt rác nơi công cộng, bàn về những tấm gương vượt khó, suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn...
Đối với bài văn nghị luận xã hội, các em cần lập luận điểm theo các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Thế nào là?
- Giải thích khái niệm, các tầng ý nghĩa...
- Nêu biểu hiện trong cuộc sống
Câu hỏi 2: Tại sao ...?
- Khẳng định khía cạnh đúng đắn.
- Chỉ ra chỗ sai, mặt hạn chế, nguyên nhân...
Câu hỏi 3: Ta phải làm gì...?
-Phê phán những biêu hiện sai lệch
-Nêu giải pháp, rút ra bài học...
Ví dụ: Suy nghĩ về tính khiêm nhường.
Câu hỏi 1: Thế nào là khiêm nhường?
- Khiêm nhường là khiêm tốn khi tự nói về mình và biết nhường nhịn người khác.
- Biểu hiện khiêm nhường: không quá đề cao mình trong cuộc hội thoại, biết lắng nghe ý kiến người khác, cởi mở trong giao tiếp...
Câu hỏi 2: tại sao cần phải khiêm nhường?
- Đó là biểu hiện của sự tôn trọng người khác, cách ứng xử có văn hóa
- Được người khác tôn trọng, giúp đỡ
- Để có cơ hội học hỏi, hoàn thiện bản thân....
Câu hỏi 3: Ta phải rèn luyện khiêm nhường như thế nào?
- Tạo lối sống giản dị, thân thiện, cởi mở....
- Khiêm nhường không phải là rụt rè, thụ động, nhường nhịn mù quáng...
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
III. VĂN HỌC.
1. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
-Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao học vấn.
-Phương pháp đọc sách: đọc ít mà chắc hơn đọc nhiều mà rỗng; kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa đọc sách phổ thông và đọc sách chuyên môn.
2. Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
-Văn nghệ nối liền nghệ sĩ với bạn đọc thông qua sợi dây tình cảm mãnh liệt.
-Văn nghệ giúp con người sống phong phú hơn và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.
3. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. (Vũ Khoan)
-Đặc điểm của thế kỉ mới: thế kỉ của khoa học công nghệ, sự hội nhập các nền kinh tế tạo ra cơ hội và thách thức cho đất nước.
-Điểm mạnh
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới
+ Cần cù, sáng tạo
- Điểm yếu:
+ Hổng kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành
+ Thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ
+ Đố kị, thiếu tính cộng đồng trong kinh doanh.
à Cần phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để bước vào chặng đường mới.
4. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
* Viết 11/1980, tác giả dang ốm nặng, bài thơ cuối đời.
*Khổ 1: Cảm nghĩ về mùa xuân xứ Huế
-Mùa xuân thiên nhiên tươi vui, đầy sức sống: không gian, màu sắc, âm thanh...
-Sức sống mạnh mẽ: đảo ngữ ”mọc”.
-Cảm xúc tha thiết, trìu mến: ơi, chi mà.
-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: giọt (tiếng chim) – dùng nhiều giác quan đón nhận mùa xuân.
*Khổ 2,3: Cảm nghĩ về mx đất nước:
-Lộc: chồi non, tượng trưng sức sống, niềm vui, sự may mắn trải dài mọi miền Tổ quốc.
-Đất nước với những con người bào vệ và dựng xây: người ra đồng, người cầm súng, khí thể hăm hở hối hả, xôn xao
-Phép so sánh: đất nước như vì sao: đi lên từ gian lao, vất vả, vững vàng tiến lên.
à tự hào, lạc quan về tương lai đất nước.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
Trên đây là trích dẫn một phần đề cương hướng dẫn ôn thi HK2 môn Ngữ Văn 9 . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 9 phần Tiếng Việt
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--