TRƯỜNG THCS THỚI AN | ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CACBON MÔN HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1: Dạng thù hình của một nguyên tố là
A. những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
B. những chất khác nhau do từ hai nguyên tố hoá học trở lên tạo nên.
C. những chất khác nhau được tạo nên từ cacbon với một nguyên tố hoá học khác.
D. những chất khác nhau được tạo nên từ nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim.
Câu 2: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình là các dạng thù hình của nguyên tố
A. photpho. B. silic. C. cacbon. D. lưu huỳnh.
Câu 3: Cacbon gồm những dạng thù hình nào?
A. Kim cương, than chì, than gỗ. B. Kim cương, than chì, cacbon vô định hình .
C. Kim cương, than gỗ, than cốc. D. Kim cương, than xương, than cốc.
Câu 4: Kim cương và than chì được gọi là 2 dạng thù hình của cacbon vì
A. có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau. B. đều là đơn chất của nguyên tố cacbon.
C. có tính chất vật lí tương tự nhau. D. có tính chất hóa học tương tự nhau.
Câu 5: Trong số các phi kim dưới đây, phi kim có khả năng dẫn điện là
A. oxi. B. cacbon. C. lưu huỳnh. D. photpho.
Câu 6: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí?
A. Canxi. B. Silic. C. Cacbon. D. Magie.
Câu 7: Trong thực tế, người ta có thể dùng cacbon để khử oxit kim loại nào trong số các oxit kim loại dưới đây để sản xuất kim loại?
A. Al2O3. B. Na2O. C. MgO. D. Fe3O4.
Câu 8: Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là:
A. CuO, CaO, Fe2O3. B. PbO, CuO, ZnO. C. Fe2O3, PbO, Al2O3. D. Na2O, ZnO, Fe3O4.
Câu 9: Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại?
A. Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, ...
B. Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, ...
C. Một số axit như HNO3; H2SO4; H3PO4, ....
D. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2, ...
Câu 10: Trộn một ít bột than với bột đồng(II) oxit rồi cho vào đáy ống nghiệm khô, đốt nóng, khí sinh ra được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư. Hiện tượng quan sát được là
A. màu đen của hỗn hợp không thay đổi, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
B. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu đỏ, dung dịch nước vôi trong không thay đổi.
C. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu đỏ, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
D. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu trắng xám, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng nhất về tính chất hoá học của cacbon:
A. Cacbon là phi kim hoạt động hoá học yếu. Tính chất hoá học quan trọng của cacbon là tính oxi hoá.
B. Cacbon là một phi kim hoạt động hoá học mạnh. Tính chất hoá học quan trọng của cacbon là tính oxi hoá.
C. Cacbon là một phi kim hoạt động hoá học yếu. Tính chất hoá học quan trọng của cacbon là tính khử.
D. Cacbon là một phi kim hoạt động hoá học mạnh. Tính chất hoá học quan trọng của cacbon là tính khử.
Câu 12: Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm
A. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc. B. ruột bút chì, chất bôi trơn.
C. mũi khoan, dao cắt kính. D. điện cực, chất khử.
Câu 13: Trong tự nhiên cacbon tồn tại: (1) Ở dạng tự do; (2) Dầu mỏ; (3) Than đá; (4) Cơ thể động vật; (5) Cát. Những ý đúng là
A. (1); (2); (3); (5). B. (1); (2); (3); (4). C. (1); (3); (4); (5). D. (1); (2); (4); (5).
Câu 14: Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên?
A. Than chì. B. Than antraxit. C. Than nâu. D. Than cốc.
Câu 15: Để phòng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa chất nào?
A. CuO và MnO2. B. CuO và MgO. C. CuO và CaO. D. Than hoạt tính.
Câu 16: Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than hoa để khử mùi hôi này. Đó là vì:
A. Than hoa có thể hấp phụ mùi hôi.
B. Than hoa tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác.
C. Than hoa sinh ra chất hấp phụ mùi hôi.
D. Than hoa tạo ra mùi khác để át mùi hôi.
Câu 17: Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu?
A. CO. B. CO2. C. SO2. D. NO.
Câu 18: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?
A. CO2. B. CO. C. SO2. D. NO2.
Câu 19: Cacbon monooxit là oxit:
A. Oxit axit. B. Oxit bazơ. C. Oxit lưỡng tính. D. Oxit trung tính.
Câu 20: Nhóm chất nào sau đây gồm các khí đều cháy được?
A. CO, CO2. B. CO, H2. C. CO2, O2. D. Cl2, CO2.
Câu 21: Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là
A. CO, H2. B. Cl2, CO2. C. CO, CO2. D. Cl2, CO.
Câu 22: Khi dẫn khí CO qua ống nghiệm đựng Fe2O3 nung nóng, có thể xảy ra phản ứng nào sau đây?
A. 8CO + 3Fe2O3 → 6Fe + 8CO2. B. 2CO + Fe2O3 → 2FeCO3.
C. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2. D. 3CO + Fe2O3 → 3FeO + 3CO.
Câu 23: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp gồm: Al2O3, CuO, MgO, và Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn là
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe. B. Al, Fe, Cu, Mg.
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe. D. Al2O3, Cu, MgO, Fe2O3.
Câu 24: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 25: Nhóm chất gồm các khí đều phản ứng được với nước là:
A. CO, CO2. B. Cl2, CO2. C. H2, Cl2. D. H2, CO.
Câu 26: Để tạo muối KHCO3 duy nhất thì tỉ lệ CO2 sục vào dung dịch KOH là bao nhiêu?
A. 2 : 3. B. 1 : 2. C. 1 : 1. D. 1 : 3.
Câu 27: Khí CO dùng làm chất đốt trong công nghiệp có lẫn tạp chất là CO2 và SO2. Có thể làm sạch CO bằng
A. dung dịch nước vôi trong. B. H2SO4 đặc.
C. dung dịch BaCl2. D. CuSO4 khan.
Câu 28: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
A. N2. B. CO. C. CH4. D. CO2.
Câu 29: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. H2. B. N2. C. CO2. D. O2.
Câu 30: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyền vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. N2 và CO. B. CO2 và O2. C. CH4 và H2O. D. CO2 và CH4.
Câu 31: Quá trình nào sau đây làm giảm CO2 trong khí quyển?
A. Sự hô hấp của động vật và con người. B. Cây xanh quang hợp.
C. Đốt than và khí đốt. D. Quá trình nung vôi.
Câu 32: Người ta có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất nào sau đây?
A. CO2 là chất khí nặng hơn không khí. B. CO2 là chất khí không màu, không mùi.
C. CO2 không duy trì sự cháy và sự sống. D. CO2 bị nén và làm lạnh hóa rắn.
Câu 33: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn.
Câu 34: Người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi. Vì
A. nước đá khô có khả năng hút ẩm. B. nước đá khô có khả năng thăng hoa.
C. nước đá khô có khả năng khử trùng. D. nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng.
Câu 35: Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:
A. Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
B. Áp suất của khí CO2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
C. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
D. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra chuyên đề Cacbon môn Hóa học 9 năm 2020 Trường THCS Thới An, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!